Khi thời tiết chuyển lạnh nhiệt độ, đọ ẩm giảm làm tăng các nguy cơ mắ các bệnh lý viêm đường hô hấp trên như như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản... Bệnh gia tăng ở cả trẻ em và cũng như người lớn tuổi do sức đề kháng ở những đối tượng này còn yếu.
Trẻ nhỏ dễ mắc các bện lý viêm đường hô hấp trên
Những đợt lạnh kéo dài suốt nhiều ngày với nền nhiệt thấp, thêm trời mưa ẩm khiến rất nhiều trẻ em bị các bệnh lý về viêm đường hô hấp. Trong đó, chủ yếu bệnh nhi mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, sốt cao, đặc biệt nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có biến chứng viêm phổi.
Các ca viêm phổi ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đều diễn tiến rất nặng, bệnh nhi phải nhập viện theo dõi, điều trị. Dù ý thức được lạnh buốt, cần phòng tránh cho trẻ nhỏ nhưng do sức đề kháng của trẻ yếu, và việc chăm sóc không đúng cách nhiều trẻ vấn vấn các bệnh lý đường hô hấp trên trong sực phàn nàn của nhiều bậc phụ huynh là đã chăm sóc con kỹ lưỡng như mỗi lần lột con ra rửa, thay bỉm đều bật đèn sưởi chiếu trực tiếp nhưng bé vẫn bị nhiễm lạnh…
Những triệu chứng của bệnh thường khởi đầu rầm rộ như
Người già cũng khốn khổ vì bệnh hô hấp
Theo TS.BS Chu Thị Hạnh, phó trưởng Khoa Hô hấp, không khí lạnh giống như một yếu tố stress với cơ thể, từ đó làm khởi phát các bệnh hô hấp mạn tính, các đợt cấp của bệnh lý này ở người già.
Không khí lạnh là một tác động không tốt với đường hô hấp. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dẫn đến tình trạng bệnh nhân có tình trạng mắc các bệnh hô hấp mạn tính dễ bị khởi phát đợt cấp và trong một mùa lạnh, chưa kể môi trường ẩm thấp tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh, dễ tấn công người bệnh.
TS Hạnh khuyến cáo, để phòng bệnh ở người già, mọi người không nên ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Buộc ra khỏi nhà lúc sáng sớm phải mặc ấm, giữ ấm cổ, đội mũ, đeo khẩu trang. Ở trong nhà cũng nên giữ ấm, đóng kín cửa, đảm bảo nhiệt độ ổn định không bị lạnh quá. Nên ăn thức ăn ấm, nóng, không nên ăn đồ lạnh. Nếu có các nhiễm trùng tai mũi họng phải điều trị triệt để, nếu không lan xuống đường hô hấp dưới gây nguy cơ các đợt kịch phát mới. Mỗi đợt kịch phát của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính là “nỗi kinh hoàng” cho cả thầy thuốc và bệnh nhân, bởi tình trạng bệnh nhân suy hô hấp rất nặng, đe dọa tử vong, người bệnh phải thay đổi điều trị thường quy, phải nhập viện, theo đó tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, rơi vào trầm cảm, chất lượng cuộc sống giảm sút…