Vào mùa đông nhiệt độ thay đổi thất thường, lạnh nhanh sâu, khiến cho tình trạng cảm cúm gặp ở nhiều đối tượng không chỉ người lớn mà trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao. Do sưc đề kháng của trẻ kém việc để trẻ quá lạnh. Việc điều trị  không kịp thời trẻ có nhiều nguy cơ mắc chứng viêm thanh quản.

Theo Bác sĩ CKII Đinh Thị Thu Hương (Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic) cho biết: “Bệnh viêm thanh quản ở trẻ có thể lây lan qua đường hô hấp. Đồng thời bệnh cũng có thể lây lan qua việc chạm tay hoặc mũi vào một bề mặt đã bị ô nhiễm. Bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng mùa đông bệnh dễ lây nhất vì virus phát triển mạnh hơn, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh khá cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi”.
Cảm cúm gây viêm thanh quản khá nguy hiểm, do đặc điểm của bệnh là hiện tượng phù nề dữ dội trong khi kích thước đường thở của trẻ lại nhỏ chỉ bằng một phần ba người lớn dẫn đến tình trạng khó thở, khản tiếng, mất tiếng.

Biểu hiện của bệnh viêm thanh quản do cảm cúm
Viêm thanh quản do cảm cúm ở trẻ biểu hiện triệu chứng chính là khó thở, khản tiếng, mất tiếng. Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh cúm. Khó thở kiểu thanh quản, phải thở vào tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Tiếng ho ông ổng, thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu tím tái.

Trẻ sốt cao 39 – 40oC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt. Lúc này soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc xuất tiết nhày nhiều, hai dây thanh sung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn – đây chính là nguyên nhân gây khó thở và mất tiếng. Nếu được khám và điều trị kịp thời bệnh thuyên giảm sau vài ngày. Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó thở nhiều cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm.

Bệnh viêm thanh quảng tấn công người lớn
Viêm thanh quản do cảm cúm thường bùng phát vào mùa lạnh, chiếm tới 25% trong số các bệnh lý về thanh quản. Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi – xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khản tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt; sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho.
Tiếp đến, giọng nói bị khản, đôi khi khản đặc, thậm chí mất tiếng. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến 1 tuần lễ, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm. Các triệu chứng khác thuyên giảm dần nếu viêm nhiễm không tiếp tục lan xuống dưới, gây viêm khí phế quản.

Phòng ngừa viêm thanh quản vào mùa lạnh như thế nào?

Cần uống đủ nước, đặc biệt có thể uống nước trà ấm.

Bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi như cam, bưởi, quýt… tạo điều kiện để được thở trong môi trường không khí ấm.

Đau khẩu trang để tránh bụi, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại, quàng khăn ấm tránh lạnh

Có thể xông các loại lá thơm có khán sinh thực vật như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre,lá sả…

Chướm ấm cổ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày.

Để dự phòng viêm đường hô hấp trên trong đó có cảm cúm để phòng bệnh viêm thanh quản nên hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm thảo dược.