Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn là một dạng viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ nhỏ tù 1 - 6 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng thường gặp và các phương pháp điều trị tình trạng này ra sao? Nếu cũng đang tìm hiểu về các vấn đề này, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn là gì?

Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn (hay còn gọi là Croup) là quá trình viêm xảy ra ở thanh quản có thể do nhiễm trùng hoặc không, dẫn đến phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn. Các triệu chứng bệnh kéo dài dưới 3 tuần và thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ.

Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn thường do virus Parainfluenza, Adenovirus,... hoặc vi khuẩn Haemophilus influenzae…. gây ra. Bên cạnh đó, các yếu tố như: Ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, dị ứng… cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nhưng nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch trẻ còn non yếu, sức đề kháng dây thanh âm kém nên dễ bị các yếu tố bất lợi tấn công dẫn đến viêm nhiễm.

 Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra

Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra

Đặc trưng của các triệu chứng viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn là thường được phát hiện về ban đêm trên trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện tình trạng khó thở thanh quản; Tiếng ho cứng, ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn, khản tiếng, mất tiếng....

Phương pháp điều trị viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn

Theo các chuyên gia, điều trị viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn cần đạt được 2 mục tiêu sau đây:

- Trước mắt là cải thiện nhanh triệu chứng: Khản tiếng, đau rát họng, ho, sốt… do viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn.

- Lâu dài là cần tăng cường sức đề kháng, phục hồi và bảo vệ tế bào dây thanh âm suy yếu, phòng bệnh tái phát.

Tuỳ từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là cần: Loại trừ dị vật đường thở; Phục hồi thông thương đường thở; Đảm bảo tình trạng thông khí và oxy hóa máu. Cụ thể như sau:

- Quan trọng nhất là kiêng nói, tránh lạnh.

 Cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm đầy đủ

Cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm đầy đủ

- Nghỉ ngơi tại chỗ, cần giữ yên trẻ, tránh la khóc vì có thể làm tăng phù nề thanh quản.

- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm viêm, kháng histamin, tiêu đờm, giảm ho...

- Điều trị tại chỗ bằng các thuốc giảm viêm nhóm corticoid, men tiêu viêm, tinh dầu...

- Nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, chất điện giải.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay là các thuốc điều trị tây y chỉ giúp làm giảm triệu chứng tạm thời chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, không ngăn ngừa được bệnh tái phát. Hơn thế, thể trạng trẻ vốn còn non nớt, sử dụng thuốc tây có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

 Sử dụng thuốc tây tiềm ẩn nhiều nhiều tác dụng không mong muốn

Sử dụng thuốc tây tiềm ẩn nhiều nhiều tác dụng không mong muốn

Cụ thể, lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Bên cạnh đó, niêm mạc đường hô hấp trên cũng như niêm mạc đường tiêu hóa có rất nhiều vi khuẩn cộng sinh có lợi cho cơ thể. Do vậy, việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tàn phá hệ vi sinh có lợi này, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, sức đề kháng suy giảm, từ đó dễ bị các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Với nhóm thuốc chống viêm cũng dễ gây dị ứng, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, tăng huyết áp,... khi sử dụng thường xuyên.