Viêm thanh quản cấp là một bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến ở người lớn và trẻ em, gây ra các triệu chứng khản tiếng, đau rát họng, ho,... Vậy viêm thanh quản cấp điều trị như thế nào để nhanh chóng cải thiện, hạn chế biến chứng? Nếu cũng đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp là tình trạng niêm mạc ở thanh quản bị phù nề, viêm nhiễm, gây nhiều phiền toái cho người mắc. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên, nhưng phổ biến hơn cả là do:

- Virus, vi khuẩn: Một số loại virus như á cúm, virus cúm, myxovirus, virus A.P.C và vài chủng phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn có thể là thủ phạm chính gây bệnh.

- Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết nóng lạnh đột ngột, mưa nắng thất thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viêm thanh quản cấp xuất hiện.

- Các yếu tố khác: Những người có thói quen dùng nhiều rượu bia, hút thuốc lá, phải làm việc trong môi trường nhiều gió lạnh, khói bụi, hóa chất cũng dễ mắc bệnh.

Nhưng nguyên nhân sâu xa gây viêm thanh quản cấp là do hệ miễn dịch kém, sức đề kháng tại niêm mạc dây thanh âm suy giảm nên dễ bị các yếu tố bất lợi kể trên tấn công, dẫn đến viêm nhiễm kéo dài.

Các triệu chứng phổ biến của viêm thanh quản cấp bao gồm: Sốt, ho, khản tiếng, đau rát họng, ho khan,... kèm theo biểu hiện đau mình mẩy, nhức đầu, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường xuyên,… khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Viêm thanh quản cấp điều trị như thế nào?

Theo các chuyên gia, điều trị viêm thanh quản cấp đều cần đạt được 2 mục tiêu sau đây:

- Trước mắt là cải thiện nhanh triệu chứng: Khản tiếng, đau rát họng, ho, sốt… do viêm thanh quản.

- Lâu dài là cần tăng cường sức đề kháng, phục hồi và bảo vệ tế bào dây thanh âm suy yếu, phòng bệnh tái phát.

Trên thực tế, tây y luôn là phương pháp đầu tiên được nhiều người bị viêm thanh quản áp dụng. Một số nhóm thuốc phổ biến như:

- Thuốc kháng sinh dạng viên hoặc siro: Giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm thanh quản mạn tính. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm thanh quản do virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng.

 Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc tây có thể gặp nhiều tác dụng phụ

Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc tây có thể gặp nhiều tác dụng phụ

- Thuốc chống viêm: Giúp tiêu sưng, giảm phù nề do bệnh viêm thanh quản gây nên. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ được sử dụng khi có nhu cầu cấp thiết, chẳng hạn như lúc cần dùng giọng nói để hát, thuyết trình hoặc giao tiếp,...

- Thuốc ngậm tại chỗ: Giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau họng, ho do viêm thanh quản.

Thế nhưng, điều trị viêm thanh quản bằng thuốc tây chỉ giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, không ngăn ngừa được bệnh tái phát. Hơn thế, sử dụng thuốc kéo dài lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Cụ thể, lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Bên cạnh đó, niêm mạc đường hô hấp trên cũng như niêm mạc đường tiêu hóa có rất nhiều vi khuẩn cộng sinh có lợi cho cơ thể. Do vậy, việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tàn phá hệ vi sinh có lợi này, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, sức đề kháng suy giảm, từ đó dễ bị các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Với nhóm thuốc chống viêm cũng dễ gây dị ứng, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, tăng huyết áp,... khi sử dụng thường xuyên.