Khi tìm hiểu về việc viêm dây thanh quản có nguy hiểm không, nhiều người lo lắng khi biết đây chính là thủ phạm gây đau họng, khàn tiếng kéo dài. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ giọng nói của mình và hạn chế được những ảnh hưởng đến dây thanh nếu biết cách điều trị hiệu quả, giảm các biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh viêm dây thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm dây thanh quản nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn và đối tượng mắc bệnh.
Các biến chứng thường gặp của viêm thanh quản ở người lớn
Viêm dây thanh quản cấp ít gây nguy hiểm cho người lớn và có khả năng phục hồi tốt. Tuy nhiên, nếu viêm thanh quản do cúm (có thể đơn thuần hoặc kết hợp cùng các loại cúm khác) có thể gây sốt cao, mạch yếu, thở nhanh, huyết áp giảm, tiên lượng rất xấu và dễ tử vong do phế quản, viêm trụy tim mạch. Đồng thời, tình trạng này còn dẫn tới một loạt các thể bệnh khác nhau như: Thể xuất tiết, thể phù nề, thể loét, thể viêm tấy, thể hoại tử.
Ở giai đoạn mạn tính, nếu người bệnh không nghỉ ngơi và điều trị hợp lý, tổn thương dây thanh sẽ kéo dài khiến chất lượng giọng nói suy giảm đáng kể. Trong một số trường hợp nhất định, viêm thanh quản mạn tính có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Nhiễm trùng dây thanh quản.
- Áp-xe vùng thanh quản.
- Viêm tai giữa, viêm cầu thận,...
Đặc biệt, thanh quản nằm ở ngã ba hầu họng và khí quản, gần những bộ phận như họng, amidan nên trong các đợt cấp, virus, vi khuẩn tại đây có thể lan sang bộ phận khác, gây ra triệu chứng viêm cấp tính, thậm chí di chuyển xuống đường hô hấp dưới, dẫn đến viêm khí - phế quản (viêm thanh khí phế quản cấp), viêm phổi,... khi không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Bên cạnh đó, người bị viêm dây thanh quản mạn cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh với các triệu chứng khản tiếng, hụt hơi, thậm chí là mất tiếng hoàn toàn; Buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công việc, cuộc sống. Ngoài ra, tổn thương tại dây thanh cũng có thể dẫn tới ung thư thanh quản, ung thư vòm họng…
Viêm dây thanh quản ở người lớn ít gây ra các tình trạng nguy hiểm
Sự nguy hiểm của viêm thanh quản ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em đặc biệt nguy hiểm vì dễ gây khó thở thanh quản, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Tùy từng thể bệnh viêm thanh quản mà trẻ có thể gặp những vấn đề khác nhau, cụ thể:
- Viêm dây thanh quản hạ thanh môn: Đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào ban đêm khi trẻ đang bị viêm mũi họng thông thường, sau đó tiến triển từ từ và gây khó thở thanh quản đột ngột.
- Viêm dây thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu: Viêm gây phù nề khu trú ở vùng hạ họng. Cơn co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở cho trẻ vào nửa đêm hoặc gần sáng, trẻ thở rít và bị khàn giọng.
- Viêm dây thanh thiệt: Viêm lan sang dây thanh thiệt gây sưng nề làm trẻ nuốt đau, khó thở, tăng tiết nước bọt. Trẻ bị khó thở khi nằm ngửa.
- Viêm dây thanh quản bạch hầu: Khi vi khuẩn xâm nhập vào thanh quản sẽ gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả này dai, dính làm đường thở bị bít kín gây khó thở thanh quản, khàn tiếng. Đồng thời, nó còn kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.
Đối với giai đoạn mạn tính, viêm thanh quản khiến trẻ thường xuyên khàn tiếng, đau họng, mệt mỏi và ốm vặt. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp và cuộc sống của trẻ, cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Làm gì để hạn chế những biến chứng của viêm thanh quản?
Để bệnh viêm dây thanh quản không còn nguy hiểm, bạn cần tích cực điều trị ngay từ khi mới phát hiện bằng cách thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc theo chỉ định.
Chăm sóc tại nhà
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bạn phần nào cải thiện được chứng khàn tiếng, đau họng do viêm thanh quản gây ra. Chẳng hạn:
- Uống nhiều nước: Nước giúp cung cấp độ ẩm cho khoang miệng, tránh hiện tượng khô cổ họng. Hãy bổ sung nước thường xuyên nhưng tránh rượu và caffeine vì chúng sẽ làm dây thanh âm bị kích thích nhiều hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm và ống hít tinh dầu bạc hà. Không khí ẩm giúp bạn dễ thở hơn, còn tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau họng.
- Súc miệng với nước muối: Muối không chỉ làm dịu các niêm mạc họng mà còn giảm sưng tấy hiệu quả.
- Sử dụng các loại viên ngậm hoặc trà thảo mộc giúp làm ấm cổ họng và thanh quản.
- Cẩn trọng khi dùng thuốc thông mũi vì chúng có thể làm khô cổ họng.
Uống nhiều nước giúp thanh quản và cổ họng không bị khô, giảm kích ứng
Điều trị y tế
Ở những người bị viêm thanh quản nặng, dùng thuốc là điều cần thiết nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Những loại thuốc thường được chỉ định cho tình trạng này gồm:
- Thuốc kháng sinh: Viêm thanh quản thường do đường hô hấp trên bị nhiễm virus. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp viêm do vi khuẩn. Do đó, bạn không được tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm thanh quản khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các thuốc được kê đơn là nhóm beta lactam, macrolid...
- Thuốc giảm đau: Nếu cơn đau họng quá khó chịu, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. 2 thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa nhưng hãy sử dụng theo đúng liều lượng để hạn chế các tác dụng không mong muốn.
- Các thuốc khác: Nếu viêm thanh quản do trào ngược dạ dày, một số loại thuốc như kháng histamin, kháng acid… có thể được kết hợp sử dụng.
Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt để đẩy lùi viêm thanh quản
Rẻ quạt đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh tác dụng chống viêm, giảm đau và ức chế các chủng vi khuẩn gây ra những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như tụ cầu, phế cầu… hiệu quả. Nhờ đó, rẻ quạt vừa giúp giảm các triệu chứng ho, đau họng, khàn tiếng, vừa tăng cường sức đề kháng dây thanh, phòng tránh bệnh tái phát. Và hiện nay, rẻ quạt đã được kết hợp với các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng trong giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho người bị viêm thanh quản dạng viên nén.
-
Cây rẻ quạt có tác dụng giảm đau, chống viêm nên giúp cải thiện viêm thanh quản hiệu quả
Viêm dây thanh quản có nguy hiểm không còn là do cách bạn chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh mỗi ngày. Nếu chú ý đến thói quen sống, ăn uống lành mạnh và điều trị sớm thì bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được các biến chứng do bệnh gây ra. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn hãy bình luận phía bên dưới.
Nguồn tham khảo:
https://emedicine.medscape.com/article/302460-overview#a6
https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-laryngitis#091e9c5e8149347d-3-6
https://www.welcomecure.com/diseases/laryngitis/complications