Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh bị viêm và kích thích dẫn đến sưng nề, gây ra tiếng nói khó nghe, khản tiếng hay nặng hơn là mất tiếng. Tình trạng này có thể chỉ kéo dài vài ngày và tự hết, nhưng cũng có nhiều trường hợp không điều trị tích cực dẫn đến viêm thanh quản mạn tính. Vậy những yếu tố nguy cơ nào gây viêm thanh quản là điều mà mọi người cần biết để phòng tránh.

Dị ứng – yếu tố nguy cơ gây viêm thanh quản

Dị ứng là một trong các yếu tố nguy cơ gây viêm thanh quản. Dị ứng thực phẩm, thời tiết... có thể làm sưng, phù nề dây thanh từ đó gây ra các triệu chứng khản tiếng, ngứa cổ họng kèm theo các triệu chứng dị ứng toàn thân (nổi mẩn đỏ, ngứa gãi...).

Để hạn chế nguyên nhân này, những người có cơ địa dị ứng lưu ý với những thực phẩm lạ thì nên theo dõi sau khi ăn xem có phản ứng dị ứng hay không? Với những thực phẩm gây dị ứng thì cần tránh để hạn chế những tổn thương lên dây thanh quản.

Uống rượu quá nhiều gây viêm thanh quản

Uống rượu quá mức có thể là một yếu tố nguy cơ gây viêm thanh quản. Không chỉ làm tăng nguy cơ viêm thanh quản, uống nhiều rượu có thể gây kích thích trực tiếp thanh quản làm sưng, phù thanh quản, đau rát họng. Chính vì vậy, rất nhiều người sau khi uống rượu thì sáng hôm sau cổ họng bỗng nhiên khàn đặc, đau rát do viêm thanh quản.

Trào ngược dạ dày - thực quản

Những người có bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản làm tăng nguy cơ viêm thanh quản do acid dạ dày bị trào ngược lên họng, thanh quản. Tình trạng này diễn ra lâu ngày không được khắc phục có thể gây viêm loét, tổn thương niêm mạc họng, sưng phù dây thanh, từ đó gây viêm thanh quản.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Những người có bất kỳ loại viêm đường hô hấp dưới như: viêm màng phổi, viêm phổi và bệnh lao có thể gây viêm thanh quản do việc nhiễm trùng phổi gây nhiễm trùng lan lên dây thanh quản và kích ứng thanh quản do ho quá mức.

Polyp dây thanh âm

Polyp dây thanh âm có thể gây viêm thanh quản. Các polyp này làm giảm tính linh động, giảm khả năng rung của các dây. Nếu các dây thanh âm bị viêm do các polyp, thanh quản cũng có thể bị viêm.

Hút thuốc

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ rất phổ biến gây các bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới, trong đó có viêm thanh quản. Hút thuốc lá gây kích thích và gây tổn thương các mô thanh quản, dẫn đến viêm thanh quản. Không chỉ gây viêm thanh quản, hút thuốc còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm amidan, viêm phổi...

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Bất kỳ loại nhiễm trùng đường hô hấp trên nào (như viêm họng, viêm amidan ...) đều làm tăng nguy cơ phát triển viêm thanh quản do sự lây nhiễm của các mô đường hô hấp trên. Chính vì vậy, khi có cảm lạnh, cúm hay bất kỳ nguyên nhân gì dẫn đến viêm họng, viêm amidan... người bệnh cần chú ý điều trị ngay để tránh viêm nhiễm lây lan xuống thanh quản.

Để phòng ngừa viêm thanh quản hiệu quả, ngoài việc giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng họng, súc họng nước muối ngày 3- 5 lần, nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyên bệnh nhân nên sử dụng các bài thuốc tăng cường chức năng hệ hô hấp, đặc biệt là bài thuốc từ thuốc rẻ quạt. Rẻ quạt có tác dụng sát khuẩn, diệt vi khuẩn, virus hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả.