Viêm amidan 1 bên là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Vậy viêm amidan 1 bên là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Nếu cũng đang có thắc mắc trên, đừng bỏ qua những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm amidan 1 bên là gì?

Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở nên có chức năng bảo vệ, giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi, họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm hoặc vi khuẩn xâm nhập, tấn công quá nhiều lần thì amidan có thể không chống lại được, dẫn đến viêm nhiễm. Thông thường, amidan bị viêm ở cả hai bên, nhưng một số trường hợp gặp hiện tượng viêm sưng amidan 1 bên. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

Khi bị viêm amidan 1 bên, người mắc thường gặp các triệu chứng sau đây:

- Bị đau nhức đầu thường xuyên, chán ăn, khó ăn do viêm đau ở vùng họng gây ra khiến cơ thể mệt mỏi và sút cân.

- Sốt nhẹ kéo dài, đôi khi bị sốt cao dẫn đến co giật, đây là triệu chứng nguy hiểm của viêm amidan 1 bên.

- Miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

- Miệng khô, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ có thể kèm theo hiện tượng xung huyết.

- Toàn thân run rẩy, sốt cao, nuốt vướng và đau rát một bên amidan.

- Ngủ kèm theo ngáy, có trường hợp ngưng thở khi ngủ, nhất là với những biểu hiện viêm amidan 1 bên ở trẻ nhỏ.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan 1 bên này?

Nguyên nhân nào gây ra viêm amidan 1 bên?

Theo nghiên cứu, các nguyên nhân gây viêm amidan 1 bên thường bao gồm:

Sự tấn công của vi khuẩn và virus

Nguyên nhân đầu tiên gây nên bệnh viêm amidan 1 bên đó chính là sự tác động của vi khuẩn và virus tới vùng amidan. Virus, vi khuẩn hình thành trong vòm họng do thức ăn thừa tồn đọng hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn không được vệ sinh đúng cách.

Bên cạnh đó, amidan có cấu trúc bao gồm rất nhiều ngách và khe hở, do đó đây cũng chính là môi trường thuận lợi giúp các vi khuẩn, virus trú ngụ và phát triển nhanh chóng. Khi bạn vệ sinh vùng họng không đúng cách, chúng tấn công hốc amidan nào sẽ gây viêm amidan bên đó, chính vì vậy mà có tình trạng viêm amidan 1 bên.

Một số yếu tố khác

Sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng viêm amidan 1 bên. Khi thời tiết biến đổi thất thường, cơ thể con người không kịp thích nghi, khiến hệ miễn dịch kém, virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh. Đặc biệt là những đối tượng vốn có hệ miễn dịch không hoàn thiện hoặc suy yếu như trẻ em, người già, bệnh nhân sau phẫu thuật,...

Ngoài ra, việc hút thuốc lá nhiều, sử dụng rượu bia quá mức cho phép hoặc ăn các thực phẩm cay nóng, uống nhiều nước lạnh cũng là yếu tố dẫn đến bệnh viêm amidan 1 bên

Điều trị viêm amidan 1 bên như thế nào?

Có thể thấy, nguyên nhân gây viêm amidan 1 bên rất đa dạng nên dễ tái phát. Bên cạnh đó, viêm amidan nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, ngăn bệnh tái phát hiệu quả luôn là mong mỏi của nhiều người. Việc điều trị viêm amidan 1 bên cần đáp ứng được 2 mục tiêu:

- Cải thiện nhanh các triệu chứng ho, đau rát họng,... do viêm amidan 1 bên.

- Tăng cường sức đề kháng, phục hồi niêm mạc amidan suy yếu, phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.

Hiện nay, tây y là lựa chọn được nhiều người áp dụng để đối phó với viêm amidan 1 bên. Thế nhưng, phương pháp này mới chỉ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng, chứ chưa tác động sâu để ngăn ngừa bệnh tái phát. Hơn thế, chúng còn tồn tại những tác dụng không mong muốn.

Cụ thể, khi bị viêm amidan 1 bên, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa như sau:

- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, giảm sung huyết - phù nề,... kết hợp với nước súc họng. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể khiến người bệnh mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,...

Đặc biệt, việc “lạm dụng” thuốc kháng sinh, nhất là ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, trong một số trường hợp còn gây rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh tại đường ruột, làm cho sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm. Điều này khiến bạn dễ bị các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công, làm viêm amidan tái phát nhiều lần.

- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ amidan tuy là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do nhiều nguyên nhân: Gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu,...