Viêm họng lâu ngày không khỏi, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy phải làm gì để cải thiện viêm họng hạt có mủ? Mời bạn theo dõi trong bài viết này!

Viêm họng là gì?

Viêm họng là bệnh đường hô hấp trên phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng niêm mạc họng bị sưng đỏ gây đau rát, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng đặc trưng của viêm họng là: Sốt, đau rát họng, ho kèm đờm đặc, khản tiếng, một số người cũng bị buồn nôn, đau tai, sưng hạch,...

Khi hệ miễn dịch đường hô hấp suy giảm, sức đề kháng niêm mạc họng suy yếu, từ đó dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, dẫn đến viêm họng. Theo thống kê, trên 80% các trường hợp mắc viêm họng do nhiễm virus (cúm, sởi, Adenovirus,...), hoặc vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae...). Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes), bởi chúng có thể dẫn đến biến chứng viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp,.... Ngoài ra, viêm họng cũng có thể gây ra bởi nấm (Candida) hoặc các yếu tố nguy cơ như: Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, không khí ẩm thấp, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) hoặc do tác động của rượu.

Bên cạnh những yếu tố gây ra viêm họng kể trên thì tình trạng này cũng có thể do một số bệnh lý viêm nhiễm lân cận, liên quan đến đường hô hấp hoặc tiêu hóa như: Viêm amidan, trào ngược axit dạ dày - thực quản,...

Viêm họng lâu ngày không khỏi là do đâu?

Có thể thấy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng viêm họng là do hệ miễn dịch đường hô hấp suy yếu, từ đó dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Thông thường, khi được điều trị đúng, các triệu chứng viêm họng sẽ cải thiện dần sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải hiện tượng viêm họng lâu ngày không khỏi, thậm chí kéo dài tới 3 - 4 tuần. Tình trạng này gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe người mắc, chẳng hạn như dẫn đến bội nhiễm, áp - xe họng, viêm lan sang các bộ phận kế cận (viêm amidan, viêm thanh quản) hoặc lây xuống đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi),... hay chuyển sang dạng mạn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Nguy hiểm hơn, từ viêm họng, người mắc cũng có nguy cơ bị viêm cầu thận, viêm thấp tim, nhất là khi bệnh do liên cầu khuẩn gây ra. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Như đã phân tích ở trên, viêm họng hình thành khi hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tấn công. Trong khi đó, các yếu tố này rất đa dạng, do đó bệnh dễ tái phát. Chẳng hạn như, đợt bệnh trước là do một loại virus, nhưng đợt sau, viêm họng lại là do một vi khuẩn hay nấm nào đó gây ra. Hơn thế, thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng vừa tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, lại có thể tác động xấu tới sức khỏe. Từ đó, hệ miễn dịch càng suy yếu hơn, cơ thể mất khả năng “tự bảo vệ” vốn có, dẫn tới việc dễ dàng bị tác nhân xấu tấn công. Chính vì vậy, việc viêm họng lâu ngày không khỏi có thể là các đợt bệnh cấp tái phát liên tục.

Bên cạnh đó, việc không điều trị dứt điểm đợt bệnh trước đó cũng dễ dẫn đến tình trạng các vi khuẩn, virus chưa được tiêu diệt, khi gặp yếu tố thuận lợi sẽ mạnh lên, tiếp tục tấn công cơ thể, gây viêm họng. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt chưa đúng như: Để cơ thể bị nhiễm lạnh, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, không vận động thường xuyên,... có thể khiến sức khỏe, hệ miễn dịch thiếu ổn định, từ đó tạo điều kiện cho viêm họng phát triển.

Mặt khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em cũng là tình trạng đáng báo động, có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực, trong đó có hiện tượng kháng kháng sinh. Từ đó, vi khuẩn không bị tiêu diệt mà tiếp tục phát triển, ngay khi có cơ hội sẽ tấn công và gây ra viêm họng.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến viêm họng lâu ngày không khỏi là do hệ miễn dịch suy yếu, điều trị sai cách. Nếu muốn tư vấn thêm về tình trạng viêm họng lâu ngày hãy để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.