Cổ họng đau nhức, amidan sưng tấy khiến nhiều người khó chịu, ăn uống kém nhưng không biết viêm amidan uống thuốc gì để giảm bớt. Theo đó, mục tiêu chính trong điều trị viêm amidan bằng thuốc là giảm sưng viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thuốc điều trị viêm amidan phổ biến hiện nay và lưu ý khi sử dụng.
[Giải đáp] Viêm amidan uống thuốc gì?
Người bệnh viêm amidan không phải dùng một loại thuốc mà cần phối hợp nhiều nhóm thuốc khác nhau. Tùy vào nguyên nhân gây viêm amidan, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc phù hợp để giúp giảm các triệu chứng. Dưới đây là những nhóm thuốc thường dùng trong điều trị viêm amidan.
Uống thuốc kháng sinh chữa viêm amidan
Thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm khuẩn và chỉ dùng cho các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hầu hết người bị viêm amidan là do virus chứ không phải vi khuẩn nên không cần thiết phải dùng kháng sinh.
Đối với nhiễm trùng do vi khuẩn, người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh trong khoảng 10 ngày. Beta lactam và macrolid là 2 nhóm kháng sinh thường được kê cho bệnh viêm amidan do liên cầu nhóm A.
Thuốc kháng sinh giúp giảm nhiễm trùng amidan do vi khuẩn gây ra
>>> XEM THÊM: Viêm amidan có tự khỏi không? Làm sao để amidan hết sưng?
Thuốc chống viêm, giảm sưng nề
Virus, vi khuẩn gây viêm amidan có thể lan sang những bộ phận lân cận và gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản… Để ngăn chặn điều này, thuốc chống viêm sẽ được sử dụng nhằm ức chế và loại bỏ viêm nhiễm, đồng thời làm giảm triệu chứng của bệnh viêm amidan.
Một số loại thuốc kháng viêm phổ biến trong điều trị viêm amidan là: Alphachymotrypsin 4,2mg; Prednisolon 5mg; Betadine, Oropivalone, Lysopaine. Amitase là một enzyme chống viêm, giảm phù nề cũng hay được phối hợp với thuốc kháng viêm cho bệnh nhân viêm amidan.
Thuốc giảm đau họng do viêm amidan
Người bị viêm amidan uống thuốc gì không thể bỏ qua nhóm giảm đau bởi đau họng là triệu chứng khó chịu nhất của viêm amidan. Cơn đau sẽ tăng lên khi nói hoặc nuốt, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Để giảm đau, bạn có thể dùng các thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen sẽ thấy dễ chịu hơn.
Các thuốc khác
Bên cạnh các thuốc đường uống, còn có một số thuốc điều trị viêm amidan tại chỗ như:
- Thuốc xông họng: Thuốc Gentamicin 80mg pha với dexamethasone để xông họng giúp giảm sưng, tiêu viêm.
- Dung dịch súc họng: Thuốc Cineline giúp làm sạch họng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Viên ngậm: Một số viên ngậm sát trùng, tiêu viêm cũng giúp giảm sưng, tiêu mủ.
- Bổ sung thêm các loại vitamin A, C giúp cơ thể nhanh phục hồi, tăng sức đề kháng và hạn chế những biến chứng do viêm amidan gây ra.
Một số cách chữa viêm amidan theo đông y
Ngoài các thuốc tây, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc đông y để điều trị viêm amidan dưới đây:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Kinh giới, bạc hà, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, triết bối mẫu, xích thược, bạch cương tàm, sơn đậu căn, thiên hoa phấn, tang bì mỗi loại 10g, ngân hoa và huyền sâm mỗi thứ 15, cam thảo lấy 6g.
Trộn tất cả các nguyên liệu và đem sắc với lượng nước vừa đủ đến khi còn ⅓ so với ban đầu thì ngừng. Chia phần nước thu được làm 3 lần uống trong ngày.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc đông y cần kiên trì mới có tác dụng
>>> XEM THÊM: Chia sẻ từ chuyên gia về viêm amidan và cách điều trị hiệu quả
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Mạch môn, cát cánh, thăng ma, sa sâm, xạ can, huyền sâm, tang bạch bì, thiên hoa phấn, bạch cương tàn.
Đem tất cả các vị thuốc sắc cùng 800ml nước uống, đun sôi đến khi còn 200ml thì ngừng, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 3
Chuẩn bị: Sinh thạch cao, chi tử, huyền sâm, cát cánh, sinh địa, đại thanh diệp.
Lấy sinh thạch cao sắc trước với nước trong 30 phút, sau đó cho thêm nước và các nguyên liệu còn lại vào rồi sắc tiếp. Phần thuốc sắc thu được chia làm 4 lần uống trong ngày.
Lưu ý khi điều trị viêm amidan bằng thuốc tây
Sau khi đã biết viêm amidan uống thuốc gì, người bệnh cũng cần nắm rõ một số nguyên tắc trong quá trình sử dụng để hạn chế những tác dụng không mong muốn. Cụ thể:
- Trước khi dùng kháng sinh, phải xác định được viêm amidan là do vi khuẩn hay virus gây ra.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột, làm hại dạ dày và gan thận. Thậm chí gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, khiến lần sau sử dụng bạn sẽ phải dùng liều mạnh hơn.
- Uống đủ liều thuốc kháng sinh theo chỉ định kể cả khi các triệu chứng bệnh hết hẳn. Việc không dùng hết thuốc kháng sinh theo quy định có thể khiến các ổ viêm tại amidan trở nên trầm trọng hơn hoặc nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Tránh rượu bia và đồ uống chứa cồn khi sử dụng paracetamol hay thuốc chống viêm không steroid vì có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
- Nếu đang dùng nhiều thuốc khác, hãy thảo luận với bác sĩ để hạn chế tương tác thuốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc tây điều trị viêm amidan cho trẻ.
- Đừng quên việc duy trì lối sống khoa học. Việc điều trị viêm amidan cần sự phối hợp của nhiều giải pháp, trong đó không thể bỏ qua chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Sử dụng các thảo dược hỗ trợ là một giải pháp tối ưu trong cải thiện viêm amidan. Việc kết hợp thảo dược và thuốc tây trong điều trị viêm amidan cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm đau, giảm sưng viêm, hạn chế biến chứng cũng như giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của thuốc tây y.
Nghiên cứu cho thấy, trong các thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng đều chứa những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Vì vậy, sử dụng những thảo dược này không chỉ giúp giảm đau họng, ho, khàn tiếng do viêm amidan mà còn tiêu diệt virus, vi khuẩn có hại. Nhờ đó, hệ miễn dịch sẽ được củng cố, nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn viêm amidan tái phát.
Rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm đau do viêm amidan hiệu quả
Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả có được đáp án cho câu hỏi “Viêm amidan uống thuốc gì?”. Việc nắm rõ về thuốc sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đúng để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, hạn chế tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.