Trẻ bị viêm họng liên cầu cầu khuẩn thường gặp phải những triệu chứng khó chịu, khi không được điều trị kịp thời, tình trạng này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là cách điều trị và phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả và an toàn. Mời bạn theo dõi trong bài viết này.

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus streptococcus gây ra, chiếm đến 20 – 30% số ca mắc viêm họng. Tình trạng này dễ lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho, nói chuyện, hoặc dùng chung đồ vật lúc ăn uống và vệ sinh cá nhân. Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng nghiêm trọng với mức độ nguy hiểm cao và cần được điều trị kịp thời. Một số biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn có thể kể đến như: Viêm tai giữa, viêm cầu thận, sốt thấp khớp,...

Theo các chuyên gia, có khoảng 700 loại vi khuẩn sinh sống trong vùng khoang miệng, trong đó gồm cả liên cầu khuẩn. Khi hệ miễn dịch suy giảm, khiến sức đề kháng niêm mạc họng trẻ suy yếu đi, chúng sẽ sẵn sàng tấn công và gây viêm nhiễm cho vùng họng. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện điển hình như sau:

- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tình trạng đau rát nặng, đặc biệt rất khó khăn trong việc nói và khó có thể nuốt trôi thứ gì, kể cả nước bọt.

- Sốt cao từ 38,5 độ C hoặc hơn.

- Hơi thở trẻ có mùi hôi khó chịu.

- Các hạch bạch huyết ở cổ thường sưng, đau khi sờ vào. Vị trí sưng có thể là trước hoặc sau tai, khu vực cổ họng dưới cằm, dưới xương hàm hay giữa cằm và tai.

- Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, trẻ cũng thường xuất hiện nhiều hạt nhỏ li ti màu đỏ dọc theo lưỡi.

- Đau đầu, đau bụng dưới.

- Trẻ khó chịu, bực bội, quấy khóc.

- Trẻ không muốn ăn, buồn nôn.

- Phát ban xảy ra ở xung quanh cổ rồi lan xuống ngực, bụng và vùng bẹn.

Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ cần đạt được mục tiêu gì?

Có thể thấy, viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh lý phổ biến ở trẻ, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, lại dễ lây lan. Do đó, mục tiêu điều trị mà các chuyên gia đầu ngành đưa ra bao gồm:

- Trước hết là cần cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như: Sốt, đau rát họng, nuốt vướng,...

- Sau đó, cần tăng cường sức đề kháng, phục hồi và bảo vệ niêm mạc họng bị tổn thương, từ đó ngăn bệnh tái phát lâu dài.

Hiện nay, theo quan điểm của tây y, đây là một dạng viêm họng do nhiễm khuẩn nên kháng sinh là sự lựa chọn điều trị của các chuyên gia. Họ thường kê toa thuốc kháng sinh trong khoảng 10 ngày để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng là penicillin. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, trẻ có thể sẽ không còn sốt và sẽ không dễ lây lan bệnh. Vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, các triệu chứng khác sẽ bắt đầu biến mất.

Ngay cả khi trẻ đã cảm thấy khỏe hơn, bố mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống kháng sinh theo chỉ định. Nếu không, vi khuẩn có thể vẫn còn trong cổ họng, các triệu chứng sẽ trở lại. Uống đủ liều lượng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác mà liên cầu khuẩn có thể gây ra, chẳng hạn như: Thấp khớp hoặc thấp tim (có thể làm tổn thương tim vĩnh viễn), sốt ban đỏ, nhiễm trùng máu hoặc bệnh thận.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, kháng viêm, chống phù nề để giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Bên cạnh đó, chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách có thể giúp trẻ cảm thấy khỏe mạnh hơn trong khi bị viêm họng do nhiễm khuẩn. Một số lưu ý mà phụ huynh nên áp dụng như sau:

- Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước, đặc biệt nếu trẻ bị sốt cao. Tránh cho bé uống nước cam, nước ép bưởi, nước chanh hoặc các loại đồ uống có tính acid khác, bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng. Bổ sung thêm cho trẻ chất lỏng ấm như: Súp, trà ngọt, chocolate ấm có thể giúp làm dịu cổ họng.

- Để ngăn ngừa lây nhiễm viêm họng do liên cầu khuẩn, hãy giữ bát, đĩa, cốc uống nước của trẻ riêng, rửa bằng xà phòng và tráng qua nước sôi sau mỗi lần sử dụng. Trẻ không nên dùng chung thức ăn, nước uống, khăn tắm,... với các thành viên khác trong gia đình.

- Dạy trẻ hắt hơi và ho vào khăn, hoặc tay áo (đừng hắt hơi và ho ra bàn tay). Cho trẻ dùng bàn chải đánh răng mới sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn truyền nhiễm.