Viêm thanh quản là hiện tượng niêm mạc thanh quản bị viêm với các triệu chứng đặc trưng như khàn tiếng, đau họng… Tuy không quá nguy hiểm với người lớn nhưng bệnh dễ gây khó thở đối với trẻ nhỏ và có thể tiến triển thành bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi. Do đó, tìm hiểu về những thông tin liên quan đến viêm thanh quản sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn khi mắc phải.
Viêm dây thanh quản là bệnh gì?
Viêm dây thanh quản (viêm thanh quản) là bệnh hô hấp phổ biến, đề cập việc dây thanh bị viêm theo nhiều tình trạng khác nhau. Tùy vào mức độ bệnh ở mỗi người mà viêm thanh quản có những đặc điểm riêng biệt.
Khái niệm về viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm do hoạt động quá mức, kích ứng hoặc nhiễm trùng. Thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc tạo giọng nói, có nhiệm vụ vận chuyển luồng khí thở từ phổi đến các nếp thanh âm. Luồng hơi va đập vào các nếp thanh âm và tạo ra âm thanh. Vì thế, khi thanh quản bị viêm sẽ làm tổn thương dây thanh âm, luồng hơi đi ra không còn tròn trịa mà bị méo mó dẫn đến tình trạng khàn tiếng.
Phân loại viêm thanh quản
Dựa theo các diễn biến lâm sàng, viêm thanh quản được chia làm 4 loại gồm:
- Viêm thanh quản cấp tính: Đây là tình trạng viêm tạm thời của thanh quản, kéo dài dưới 3 tuần. Một số dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản cấp sớm như khàn tiếng, ho khan, sốt cao, ớn lạnh,...
- Viêm thanh quản mạn tính: Là hiện tượng thanh quản bị viêm nhiễm khiến giọng nói biến dạng, ho khan vào buổi sáng, kéo dài trên 3 tuần và không có dấu hiệu hồi phục. Quá trình viêm này sẽ dẫn đến loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.
- Viêm thanh quản ở trẻ em: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi, hay xảy ra vào ban đêm với triệu chứng đặc trưng là các cơn co thắt gây khó thở. Ngoài ra, trẻ có thể chảy nước dãi hoặc hít thở thấy tiếng rít.
- Viêm nắp thanh quản: Là hiện tượng sưng viêm lớp biểu mô dưới đáy lưỡi. Các dấu hiệu sớm gồm có sốt, đau họng, khàn tiếng, nuốt khó và nuốt đau,... Bệnh này diễn tiến rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt là trẻ em.
Hình ảnh minh họa thanh quản khi bị viêm
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm thanh quản và phụ thuộc vào từng trường hợp. Theo đó, đa phần các nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính là tạm thời và bệnh sẽ cải thiện ngay sau khi tác nhân cơ bản được loại bỏ. Cụ thể:
- Do nhiễm virus tương tự như virus gây cảm lạnh.
- Lạm dụng giọng nói (la hét, nói nhiều, nói liên tục,...) hoặc yếu tố tâm lý (căng thẳng, stress, trầm cảm,...).
Ngược lại, nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính thường do tiếp xúc với các chất kích thích trong thời gian dài, bao gồm:
- Hít phải các chất kích thích như khói thuốc lá, hóa chất hoặc phấn hoa.
- Bệnh trào ngược acid dạ dày.
- Viêm xoang mạn tính.
- Lạm dụng rượu bia quá mức.
Ngoài ra, viêm thanh quản cũng có thể đến từ một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, nhiễm một số loại ký sinh trùng, bệnh ung thư, liệt dây thanh, chấn thương ở ngực, tuổi tác,... Bên cạnh đó, các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang hay viêm phế quản đều là những yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị viêm thanh quản.
Cảm lạnh kéo dài là yếu tố nguy cơ gây viêm thanh quản
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản rất dễ nhận biết. Nhìn chung, bệnh thường có những biểu hiện sau:
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng trong thời gian ngắn.
- Đau cổ họng, thường xảy ra trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
- Ngứa rát họng, khô họng, ho khan, giọng nói yếu và bị hụt hơi khi nói, đặc biệt là sau khi thức giấc.
- Nuốt vướng, cảm giác có thứ gì đó chặn ở cổ họng nên luôn muốn đằng hắng giọng.
Các triệu chứng này thường kéo dài không quá 1 tuần và sẽ biến mất ngay sau đó. Nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn, rất có thể bạn đang gặp một vấn đề tiềm ẩn khác.
Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám?
Bệnh viêm thanh quản ở người lớn thường không nguy hiểm, không gây biến chứng và hồi phục nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm cấp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Nếu đường thở bị chặn, nó có thể gây khó thở, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ và dễ gây ra các biến chứng như viêm thanh quản co thắt, viêm thanh quản bạch cầu,... Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Đối với người lớn, nếu thấy các triệu chứng bất thường và khó chịu ở cổ họng kéo dài hơn 2 tuần, hãy đến gặp bác sĩ sớm. Hãy cẩn trọng nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
- Ho khan, ho kèm theo máu.
- Sốt cao không đỡ.
- Đau họng nhiều ngày, cảm giác họng như mắc kẹt thứ gì đó.
- Khó thở, khó nuốt.
Khó thở là triệu chứng thường gặp khi viêm thanh quản diễn biến nặng
Cách điều trị viêm thanh quản thế nào?
Có nhiều cách làm giảm triệu chứng ho, khàn tiếng hay đau rát họng do viêm thanh quản gây ra. Tuy nhiên, 3 cách phổ biến nhất là chữa viêm thanh quản bằng thuốc, nguyên liệu tự nhiên và thảo dược. Chi tiết từng biện pháp như sau:
Chữa viêm thanh quản bằng thuốc
Uống thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ có thể điều trị viêm thanh quản. Có 3 nhóm thuốc chính thường được bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho những trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn gây ra, phổ biến là nhóm beta-lactam và macrolide.
- Thuốc kháng viêm: Tùy vào mức độ viêm nhiễm thanh quản, có thể dùng thuốc chống viêm steroid (prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone) hoặc chống viêm dạng men (alpha chymotrypsin, lysozym).
- Thuốc giảm đau: Có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau rát họng do viêm thanh quản gây ra.
Giảm viêm thanh quản nhờ nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh thuốc, chữa viêm thanh quản bằng nguyên liệu tự nhiên cũng mang lại hiệu quả rất tích cực. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tăng hiệu quả làm giảm sưng tấy ở thanh quản và cổ họng. Những nguyên liệu mà bạn nên tham khảo là:
- Tắc (quất): Quất có tính mát, vị chua nhưng không quá gắt. Trong quả quất chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa proanthocyanidins có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và giảm viêm thanh quản hiệu quả.
- Lá húng chanh: Có thể loại bỏ vi khuẩn gây hại ở cổ họng nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn cao.
- Gừng tươi: Trong gừng chứa zingiberol, zingiberene giúp kích thích lưu thông máu, chống viêm nhiễm và phục hồi lớp niêm mạc đang bị tổn thương ở thanh quản một cách nhanh chóng.
- Chanh: Tương tự như tắc, chanh tươi có tính axit mạnh nên có thể tiêu diệt vi khuẩn và nâng cao sức đề kháng cho cổ họng cũng như thanh quản.
Bốn loại nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ làm giảm viêm sưng ở thanh quản
Sử dụng thảo dược rẻ quạt
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rẻ quạt là thảo dược có tác dụng đặc biệt đối với các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản. Các nhà khoa học đã phát hiện ra, trong thân và rễ cây rẻ quạt chứa một lượng lớn dưỡng chất như glucozit belamcandin, shekanin, irisfloretin,... có tác dụng tăng cường miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Nhận thấy điều này, rẻ quạt đã được ứng dụng và bào chế dưới dạng viên nén nhằm hỗ trợ cải thiện viêm thanh quản hiệu quả, tiện dùng cho người bệnh. Để tăng cường tác dụng, rẻ quạt còn được kết hợp với các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp giảm ho, đau rát họng và đẩy thanh thời gian hồi phục cho thanh quản.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc đã cho thấy:
- Dịch chiết methanol của bán biên liên có tác dụng ức chế HSV-1, giúp chống viêm thông qua ức chế enzym oxy hóa và enzym elastase.
- Bồ công anh làm ức chế các nguyên tố góp phần gây ra viêm nhiễm đáng kể như oxit nitric (NO), prostaglandins và cytokines.
- Thành phần cây sói rừng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và chống viêm hiệu quả.
Những thành phần có tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm này được tích hợp trong mỗi viên nén nên rất dễ hấp thu, dễ sử dụng và thân thiện với cơ thể. Từ đó, có thể làm giảm tình trạng viêm thanh quản một cách từ từ và hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, viên uống từ rẻ quạt được 90.8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.
Biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa viêm thanh quản cho chính mình và người thân bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Hạn chế hút thuốc và tránh xa khói thuốc vì khói thuốc có thể làm khô cổ họng, khiến dây thanh quản bị kích ứng trở lại.
- Nói không với rượu bia và caffeine. Những chất kích thích này sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể gây khô cổ họng.
- Uống nhiều nước, chất lỏng sẽ giữ cho chất nhầy trong cổ luôn loãng và thông thoáng.
- Loại bỏ thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ ra khỏi chế độ ăn thường ngày. Những loại thức ăn này có thể khiến axit dạ dày trào ngược lên cổ họng dẫn đến ợ nóng và kích ứng cho cổ họng.
- Bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... Hàm lượng vitamin trong thực phẩm tươi sẽ giữ cho màng nhầy cổ họng luôn ổn định.
Khói thuốc là tác nhân làm khô cổ họng gây ho, khàn tiếng, mất giọng
Trên đây là những thông tin về viêm thanh quản để bạn đọc tham khảo. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói, thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, bạn hãy chủ động khắc phục để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe nhé!
Nếu bạn còn có câu hỏi nào, hãy comment ngay bên dưới để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.