Nhiều người lo lắng vì thường xuyên khạc ra đờm màu nâu kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, ho kéo dài, ngứa cổ họng,... Để biết thêm về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Đờm màu nâu - Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm

Ở người bình thường, đờm khạc ra sẽ có màu trắng trong, hơi nhầy dính, xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu đờm màu nâu, kèm theo cảm giác khó chịu ở cổ họng, đau tức ngực,... thì bạn nên cẩn trọng. Bởi đây là các dấu hiệu điển hình cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm đằng sau như lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi,...

Theo nghiên cứu, đờm màu nâu do trong đờm có chứa chất hemoglobin (Hb). Hemoglobin là huyết sắc tố, báo hiệu hồng cầu của bạn đang bị tổn thương do viêm nhiễm, khiến máu thoát ra ngoài theo đờm. Ngoài ra, đờm màu nâu còn là hệ lụy của việc hút thuốc lá lâu ngày hoặc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, độc hại. Tóm lại, đờm màu nâu là triệu chứng bất thường mà bạn nên tìm cách khắc phục sớm để phòng ngừa biến chứng về sau.

Dom-mau-nau-la-trieu-chung-canh-bao-nhieu-benh-nguy-hiem-nhu-lao-phoi-ung-thu-phoi

Đờm màu nâu là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi

Bệnh lý gây đờm có màu nâu

Đờm màu nâu là triệu chứng thường gặp của một số bệnh lý sau đây:

Cảm cúm gây khạc ra đờm màu nâu

Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, gây ra chủ yếu bởi virus cúm. Bệnh khởi phát với các triệu chứng đột ngột như khạc ra đờm màu nâu, khàn tiếng, suy nhược cơ thể,... Các dấu hiệu này thường kéo dài từ 7 - 10 ngày rồi khỏi hẳn nếu điều trị đúng phương pháp. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 10 - 15% dân số trên toàn thế giới mắc phải bệnh cảm cúm, tỷ lệ tử vong ước tính rơi vào khoảng 250.000 - 500.000 người/ năm. Bởi vậy, bạn nên có biện pháp để phòng ngừa và điều trị cảm cúm kịp thời.

Viêm phổi dẫn đến ho đờm màu nâu

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại nhu mô phổi, gồm túi phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản, tổ chức liên kết khe kẽ,... Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình từ nhẹ đến nặng như ho có đờm màu nâu, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn, khó thở, tức ngực, sốt cao,... Nếu không có biện pháp điều trị sớm, viêm phổi sẽ tiến triển nhanh chóng dẫn đến ung thư phổi, thậm chí tử vong.

Viem-phoi-la-benh-ly-gay-ho-dom-mau-nau-nguy-hiem

Viêm phổi là bệnh lý gây ho đờm màu nâu nguy hiểm

Đờm màu nâu là biểu hiện của lao phổi

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm tại đường hô hấp, xảy ra chủ yếu do vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công vào phổi. Khi bị lao phổi, người bệnh thường gặp phải triệu chứng ho, khạc đờm màu nâu kèm theo các biểu hiện như khó thở, đau, tức ngực trong thời gian dài. Để xác định mình có mắc bệnh lao hay không, bạn cần thực hiện một vài xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn x-quang, sinh thiết phổi,...

Khạc ra đờm màu nâu do áp xe phổi

Áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, xảy ra sau khi người bệnh mắc các viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, tắc mạch phổi,... Thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% các trường hợp bệnh lý liên quan đến phổi. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy phổ biến nhất là trong độ tuổi 25 – 45 tuổi, suy giảm hệ miễn dịch hoặc có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.

Khac-ra-dom-mau-nau-do-benh-ap-xe-phoi-gay-ra

Khạc ra đờm màu nâu do bệnh áp xe phổi gây ra

Ung thư phổi - Nguyên nhân gây đờm màu nâu

Khạc ra đờm màu nâu đỏ là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư phổi. Theo thống kê, tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh phổ biến, xếp thứ 2 sau ung thư gan. Hàng năm có khoảng 23.600 người phát hiện bị ung thư phổi và có đến 20.700 ca tử vong/năm. Một số nguyên nhân gây ung thư phổi thường gặp là môi trường làm việc ô nhiễm, tiếp xúc với phóng xạ, khói thuốc lá, hóa chất thời gian dài.

Cách xử lý tình trạng đờm màu nâu hiện nay

Khạc ra đờm màu nâu khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và lo lắng. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy thử áp dụng các biện pháp dưới đây:

Giảm ho đờm màu nâu nhờ thuốc tây y

Thông thường, người bệnh bị ho có lẫn đờm màu nâu sẽ được chỉ định thuốc chứa các hoạt chất như:

  • Terpin hydrat: Chất này có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy bên trong phế quản, đồng thời hỗ trợ tiêu đờm màu nâu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc từ 3 - 5 ngày để trị ho đờm, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
  • Acetylcystein: Thuốc giúp giảm độ đặc quánh của đờm, từ đó giúp đờm được tống ra ngoài dễ dàng theo phản xạ ho, khạc nhổ. 
  • Bromhexin hydroclorid: Tác dụng chính giúp tiêu đờm, giảm ho, hỗ trợ điều hòa hoạt động của đường hô hấp. Thời gian dùng thuốc trung bình từ 8 - 10 ngày.

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc tây chứa thành phần trên, người bệnh khạc ra đờm màu nâu có thể dùng thêm các loại máy hút đờm, máy khí dung để điều trị. 

Terpin-Codein-giup-giam-ho-co-dom-mau-nau-kho-chiu

Terpin Codein giúp giảm ho có đờm màu nâu khó chịu

Thảo dược rẻ quạt giúp giảm đờm nâu

Song song với phương pháp tây y, bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt để giảm tình trạng khạc đờm màu nâu. Theo nghiên cứu y khoa, rễ và thân cây rẻ quạt có chứa các glycosid như belamcandin, shekanin, tectoridin, iridin, irisfloretin,... có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch tự nhiên.

Bên cạnh rẻ quạt, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các thành phần khác như sói rừng, bán biên liên và bồ công anh. Đây đều là các dược liệu có công dụng chống oxy hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng khạc ra đờm màu nâu hiệu quả. 

Hơn nữa, theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam, viên uống thảo dược chứa rẻ quạt còn được 90.8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm lâu dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Thao-duoc-re-quat-giup-khang-viem-giam-ho-co-dom-mau-nau

Thảo dược rẻ quạt giúp kháng viêm, giảm ho có đờm màu nâu

Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa ho đờm hiệu quả

Để phòng ngừa ho đờm, khạc ra đờm màu nâu hiệu quả, bạn nên áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên để giảm sự tồn tại của vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn vào đường hô hấp.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu bia, cà phê,... Đây đều là các tác nhân gây suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin, sắt, kẽm, selen,... 
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao là cách để tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Che-do-an-du-chat-dinh-duong-giup-phong-ngua-tinh-trang-dom-mau-nau

Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa tình trạng đờm màu nâu

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng đờm màu nâu mà chúng tôi đã tổng hợp. Hãy để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia nếu bạn còn băn khoăn nào cần tư vấn thêm về các bệnh viêm đường hô hấp nhé!

Nguồn tham khảo: