Khạc đờm ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng khạc đờm ra máu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Viêm phổi: Là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở phổi. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất,... Khi bệnh nhân có biểu hiện khạc ra máu chính là dấu hiệu cho thấy phổi đang bị tổn thương nặng.
  • Lao phổi: Người bệnh lao phổi thường có các triệu chứng điển hình như: ho khạc đờm kéo dài hơn 2 tuần, ho ra máu tươi hoặc khạc đờm ra máu, sốt về chiều tối kèm theo vã mồ hôi, toàn trạng gầy sút, cảm giác mệt mỏi, nặng ngực,... 
  • Ung thư phổi: Do sự phát triển của các khối u ác tính khiến phổi bị tổn thương, khiến người bệnh có triệu chứng đau ngực, ho lâu ngày đôi khi lẫn máu, khó thở,... Thông thường, những dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.
  • Giãn phế quản: Là tình trạng phế quản tăng kích thước khẩu kính liên tục, khó có thể hoặc không thể hồi phục. Giãn phế quản thường là biến chứng của các bệnh lý tại phổi, đồng thời cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho ra máu hay khạc ra máu tươi.
  • Dị vật đường thở: Dù là người lớn hay trẻ em đều có nguy cơ mắc dị vật đường thở. Nếu là vật có cạnh sắc nhọn như xương cá, mảnh đậu phộng,... có thể gây tổn thương niêm mạc đường thở dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu.
  • Suy tim sung huyết: Là tình trạng chức năng hoạt động của tim bị suy yếu, không đủ sức bơm máu đi khắp cơ thể và khiến chúng ứ đọng tại nhiều cơ quan. Nếu máu đông xuất hiện tại phổi, người bệnh sẽ có dấu hiệu ho khan, khó thở, đờm lẫn máu,... 

ban-nen-canh-giac-khi-co-the-nhan-thay-dom-co-mau.webp

Bạn nên cảnh giác khi cơ thể nhận thấy đờm có máu

Khạc đờm ra máu nguy hiểm ra sao?

Nếu được áp dụng biện pháp điều trị kịp thời và có hiệu quả tốt, tình trạng khạc đờm ra máu sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Nhưng nếu không xử lý sớm, bạn có thể sẽ đối mặt với một số biến chứng sau:

  • Thiếu máu: Đây là biến chứng thường gặp nhất với những người bị mất một lượng máu trong thời gian dài. Thiếu máu khiến bạn thường xuyên cảm thấy choáng váng, đau đầu, hoặc thậm chí bất tỉnh, da nhợt nhạt, tay chân lạnh,... 
  • Sặc ngược vào đường thở: Lượng đờm tiết ra nhiều có thể khiến bạn bị sặc ngược và dẫn đến khó thở. Thường tình trạng này chỉ gây nên cảm giác khó chịu, nhưng nó sẽ nguy hiểm hơn nếu diễn ra trong lúc nghỉ ngơi.
  • Tổn thương niêm mạc: Khi bị ho có đờm, nếu bạn cố gắng khạc đờm sẽ tác động một lực đáng kể lên vùng hầu họng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầy xước và tổn thương cho niêm mạc.

Cách xác định nguyên nhân khạc đờm ra máu

Để tìm ra nguyên nhân gây khạc đờm ra máu đảm bảo tính chính xác cao, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được thăm khám và làm một số xét nghiệm hỗ trợ, ví dụ như:

  • Chụp X quang: Thông qua hình ảnh X quang phổi, bác sĩ có thể chẩn đoán vị trí, mức độ tổn thương. Phương pháp này có mức chi phí rẻ, thực hiện nhanh nhưng không thể thấy rõ các chi tiết để xem xét sâu hơn. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Hình ảnh xét nghiệm có chất lượng rõ nét cao và chi tiết, giúp quan sát rõ tình trạng phổi và các phế quản.
  • Xét nghiệm đờm: Giúp tìm ra loại vi khuẩn nào đang cư trú tại đờm và gây bệnh cho cơ thể. Đờm thường được lấy vào buổi sáng sớm, trước khi ăn và đánh răng (chỉ súc miệng với nước thường).
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp đánh giá được nhiều chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nồng độ huyết sắc tố,... 
  • Xét nghiệm đông máu: Tình trạng khạc ra máu tươi có thể liên quan đến yếu tố đông máu nếu các chỉ số thấp hơn so với mức bình thường.

Ngoài một số xét nghiệm phổ biến trên, bạn có thể sẽ được chỉ định làm các thủ thuật kiểm tra khác hỗ trợ cho việc chẩn đoán, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

khi-gap-dau-hieu-khac-dom-ra-mau-ban-nen-di-tham-kham-trong-thoi-gian-som-nhat-de-duoc-chan-doan-chinh-xac.webp

Khi gặp dấu hiệu khạc đờm ra máu, bạn nên đi thăm khám trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán chính xác

Điều trị khạc đờm ra máu bằng cách nào?

Khi thấy dấu hiệu đờm có máu, bạn không nên quá lo lắng hay sợ hãi. Nếu tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc tích cực, cơ thể vẫn có cơ hội được hồi phục. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau để cải thiện triệu chứng:

Sử dụng thuốc tây

Đây là biện pháp điều trị phổ biến nhất sau khi có kết quả chẩn đoán. Vì tình trạng khạc đờm ra máu có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, nên việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không chỉ để đảm bảo hiệu quả điều trị, còn giúp bạn hạn chế các tác dụng phụ, giúp cân chỉnh liều lượng, thời gian sử dụng thuốc phù hợp với mức độ tiến triển của bệnh. 

Chăm sóc tại nhà

Ngoài dùng thuốc theo đúng chỉ định, bạn cần thực hiện một lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng ho đờm ra máu tốt hơn. Cụ thể:

  • Vệ sinh khoang miệng: Súc miệng với nước muối ấm 2 lần/ngày, làm sạch răng miệng.
  • Dinh dưỡng: Ưu tiên các món ăn dễ tiêu, chế biến dạng lỏng, bổ sung rau củ và trái cây. Nên chia nhỏ khẩu phần thành 5-6 bữa/ngày, giúp người bệnh hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện chứng chán ăn (nếu có).
  • Uống nước ấm: Đảm bảo cơ thể được bổ sung nước đầy đủ. Nên dùng nước ấm để loãng đờm, tăng độ ẩm cho niêm mạc hầu họng và làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Nghỉ ngơi: Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hay lo nghĩ nhiều.
  • Tránh xa chất kích thích: Cà phê, bia, rượu, thuốc lá, cần sa,... là những yếu tố có thể khiến tình trạng khạc đờm ra máu càng thêm nghiêm trọng. Bạn cần tuyệt đối không sử dụng chúng, nhất là khi đang trong thời gian điều trị.

cac-bien-phap-cham-soc-tai-nha-co-vai-tro-rat-quan-trong-doi-voi-suc-khoe-cua-nguoi-benh.webp

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh

Kết hợp thảo dược hỗ trợ

Hiện nay, một sản phẩm chiết xuất từ các loại thảo dược gồm rẻ quạt, sói rừng, bán biên liên, bồ công anh đang nhận được nhiều sự quan tâm và đón nhận của những người đang gặp vấn đề ở hệ hô hấp. Rẻ quạt là thành phần chính của sản phẩm, đã được nghiên cứu chứng minh chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid,... có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Nhờ đó, rẻ quạt có khả năng giảm ho, tiêu đờm hiệu quả, đồng thời giúp tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.

Theo khảo sát mới nhất của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cả 4 thảo dược trên.

Khạc đờm ra máu có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên khắc phục tình trạng này sớm bằng cách ăn uống khoa học, dùng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp với sản phẩm hỗ trợ như giải pháp chứa rẻ quạt.

Nếu bạn cần được giải đáp những thắc mắc liên quan, hãy để lại câu hỏi và số điện thoại trong phần bình luận phía dưới, chuyên gia sẽ tư vấn nhanh nhất.