Tìm hiểu các loại thuốc điều trị đau họng thường được nhiều người thực hiện sau khi áp dụng những biện pháp tự nhiên mà không hiệu quả. Tuy nhiên, đau rát họng uống thuốc gì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm nên không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Bài viết sau sẽ tổng hợp một số thuốc thường dùng trong điều trị đau họng để bạn tham khảo.
Các loại thuốc trị đau rát họng phổ biến hiện nay
Ngoài việc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, bạn có thể dùng thuốc để điều trị đau họng. Dưới đây là những loại thuốc hay được chỉ định đối với nhiễm trùng họng nói chung:
Thuốc giảm đau - xoa dịu cơn đau khó chịu
Hầu hết các trường hợp đau họng do viêm thông thường có thể được giải quyết bằng một số loại thuốc không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, aspirin… Những thuốc này cũng giúp hạ sốt, giảm viêm nhẹ do nhiễm trùng. Lưu ý, cần thận trọng khi cho trẻ em dùng aspirin vì có thể dẫn đến hội chứng Reye - một bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gan và não.
Thuốc giảm đau họng có nhiều dạng bào chế khác nhau, từ thuốc uống, viên ngậm, thuốc xịt hoặc siro tùy vào từng đối tượng sử dụng.
Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường và đáp ứng tốt với đau do viêm họng
Thuốc chống viêm không steroid - giảm viêm và cắt nhanh cơn đau
Bị đau rát họng uống thuốc gì không thể bỏ qua nhóm chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh thông qua việc ức chế sinh tổng hợp prostaglandin - acid béo đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm, từ đó giảm viêm nhanh chóng. Đồng thời, thuốc còn làm giảm tính cảm thụ của các đầu dây thần kinh cảm giác giúp giảm đau cho người bệnh.
Đối với đau họng thông thường, thuốc chống viêm steroid được kê với liều lượng rất thấp. Điều này giúp bạn giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng.
Thuốc kháng sinh - tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng
Nếu cơn đau họng của bạn xuất phát từ nhiễm khuẩn, điển hình là liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị. Việc dùng kháng sinh trong trường hợp này sẽ đem lại hiệu quả đáng kể vì thuốc có tác dụng tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng với viêm và giảm đau.
Hầu hết các đối tượng đau họng do vi khuẩn thường được kê kháng sinh phổ rộng và ít tác dụng phụ, điển hình là nhóm beta lactam hoặc macrolid. Một toa thuốc kháng sinh thường kéo dài khoảng 5-10 ngày nên bạn cần uống đủ liều lượng, kể cả khi triệu chứng viêm đã biến mất.
Trong trường hợp viêm họng do virus, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm trong vòng 1 tuần nên bạn không được tùy ý dùng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ.
Thuốc kháng sinh giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm viêm và đau họng
Thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày
Đau họng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có trào ngược axit dạ dày. Dịch vị từ dạ dày trào ngược lên cổ họng và làm tổn thương niêm mạc họng dẫn tới sưng viêm. Lúc này, ngoài thuốc giảm đau, chống viêm, người bệnh cần dùng các thuốc kiểm soát axit nhằm ngăn không cho nó trào ngược lên, từ đó cải thiện viêm nhiễm ở cổ họng.
>>> Xem thêm: Trào ngược họng thanh quản: Muốn hết viêm họng cần hiểu rõ
Một số thuốc nam trị đau họng hiệu quả
Sử dụng thuốc nam trong điều trị đau họng được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Sự kết hợp giữa những cây thuốc trong mỗi bài thuốc sẽ đem đến hiệu quả khác nhau, tùy từng mục đích điều trị. Dưới đây là những vị thuốc được ông cha ta áp dụng từ lâu khi bị đau họng:
Bạc hà: Tinh dầu menthol trong bạc hà có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả. Hoạt chất này cũng giúp làm mát tại chỗ, từ đó giảm cảm giác đau đớn và khó chịu ở hầu họng.
Cây lược vàng: Trong cây lược vàng chứa quercetin có tác dụng bảo vệ tế bào và thành mạch. Theo y học cổ truyền, thảo dược này cũng giúp nhuận phế, lợi thủy, hóa đờm… nên rất hay được dùng để điều trị viêm họng.
Tỏi: Tỏi là siêu thực phẩm trong điều trị và phòng tránh các bệnh nhiễm trùng hô hấp nhờ chứa hoạt chất allicin có tác dụng như kháng sinh. Ngoài ra, tỏi còn giúp tiêu viêm, sát khuẩn và kháng khuẩn rất tốt.
Quất hồng bì: Không chỉ là thứ quả ngon, quất hồng bì còn có nhiều lợi ích với sức khỏe đường hô hấp. Với tác dụng chữa ho, long đờm nên quất hồng bì hay được dùng để chữa cảm mạo, nhiễm lành, hạ sốt và cho hiệu quả khá tốt.
Rẻ quạt: Trong rẻ quạt có chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, rẻ quạt có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn gây ra viêm họng, hỗ trợ giảm đau một cách tự nhiên. Để rẻ quạt phát huy tác dụng giảm đau họng tối đa, bạn nên kết hợp với các thảo dược như bán biên liên, bồ công anh và sói rừng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tái phát.
Ngày nay, cả 4 thảo dược này đã được bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng và theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả của sản phẩm.
Rẻ quạt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên rất hiệu quả với tình trạng viêm họng
>>> Xem thêm: Viêm họng hạt kiêng gì và nên ăn gì? - Chìa khóa vàng để hết đau rát
Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc chữa đau họng
Sau khi biết các loại thuốc điều trị đau họng, bạn cũng cần nắm rõ về những tác dụng phụ của thuốc để biết cách xử lý nếu không may gặp phải. Đó có thể là: Chóng mặt, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn…
Với thuốc kháng sinh, việc dùng thuốc không theo chỉ định còn tiềm ẩn nguy cơ nhờn thuốc và kháng kháng sinh. Điều này dẫn tới một loạt hệ lụy về sau do vi khuẩn đã thích nghi với thuốc, khi đó người bệnh buộc phải dùng nhiều thuốc hơn, gia tăng các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị đau họng mà chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
Gợi ý các biện pháp khắc phục đau họng không dùng thuốc
Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện đau họng nhanh hơn. Cụ thể:
- Uống nhiều chất lỏng ấm như trà nóng, súp… để giữ đủ nước cho cơ thể, hỗ trợ làm dịu cơn đau họng. Thêm mật ong, bạc hà, rễ cam thảo hoặc gừng cũng sẽ giúp giảm ngứa rát đáng kể.
- Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm sưng và kích ứng cổ họng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí nếu đau họng là do không khí khô.
- Giảm các thói quen lạm dụng giọng nói như la hét, đằng hắng giọng quá mức nhằm tránh gây áp lực lên cổ họng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi do bị nhiễm trùng.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả, thịt cá, tránh đồ cay nóng vì sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Uống trà chanh và mật ong ấm giúp làm ấm cổ họng, xoa dịu cơn đau rát hữu hiệu
Bị đau rát họng uống thuốc gì đã được giải đáp với những thông tin cụ thể kể trên. Sử dụng đúng cách các thuốc trị đau họng cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý chính là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi cảm giác đau đớn và phòng tránh bệnh tái phát.
Nếu bạn còn có thắc mắc về chủ đề trên, hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.
Nguồn tham khảo
https://www.drugs.com/medical-answers/good-medicine-severe-sore-throat-612310/
https://www.singlecare.com/conditions/sore-throat-treatment-and-medications