Bị đờm ở cổ họng lâu ngày khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, vướng mắc ở cổ, gây nên không ít phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Để tìm hiểu cách trị đờm trong cổ họng lâu ngày, bạn hãy xem ngay bài viết sau đây.

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày cảnh báo điều gì?

Để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại đến từ môi trường, hệ thống hô hấp phải tiết ra một chất kết dính, sệt nhằm bao phủ toàn bộ niêm mạc mũi, miệng, họng, xoang và phổi. Lớp nhầy này có nhiệm vụ “bẫy” vi khuẩn, virus, khói bụi, phấn hoa,... và ngăn chúng đi vào cơ thể. Cuối cùng, chất nhầy cùng những “con mồi” bị bắt giữ sẽ theo đường tiêu hóa và bị đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, khi cơ thể tiết quá nhiều chất nhầy, chúng sẽ gây nên cảm giác vướng mắc tại cổ vô cùng khó chịu. Lượng chất nhầy bị tích tụ lại này thường được gọi là đờm. 

Theo đó, bị đờm ở cổ họng lâu ngày thường xảy ra khi cơ thể gặp phải một số bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khỏe như:

  • Viêm nhiễm đường hô hấp: Khi vi khuẩn hay virus tấn công chúng ta, dịch tiết sẽ được sản sinh nhiều hơn theo cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Từ đó khiến bạn bị đờm ở cổ họng lâu ngày 
  • Dị ứng: Tương tự như các bệnh lý viêm nhiễm, những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, mùi nước hoa,... khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây nên các phản ứng mẫn cảm tùy theo cơ địa của mỗi người.
  • Thời tiết lạnh: Nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là lúc giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Mặc dù chất nhầy làm tốt nhiệm vụ bảo vệ nhưng lại khiến bạn có đờm ở cổ lâu ngày.
  • Thiếu độ ẩm sinh lý: Không khí hanh khô, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp,... đều có thể khiến niêm mạc đường hô hấp mất độ ẩm cần thiết. Vì vậy mà kích thích cơ thể sản sinh nhiều đờm.
  • Không uống đủ nước: Uống ít nước cũng là yếu tố khiến niêm mạc hầu họng mất đi sự cân bằng độ ẩm tự nhiên. Và có đờm ở cổ họng lâu ngày là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng bù đắp lại phần khuyết điểm đó.
  • Môi trường ô nhiễm: Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, rác thải sản xuất,... có thể khiến bạn bị tăng tiết chất nhầy.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá: Khói thuốc mang theo hàng nghìn chất độc hại, khiến cơ thể phải tăng sản sinh dịch tiết giúp bảo vệ cơ thể. Vì vậy, bị đờm ở cổ họng lâu ngày thường xuyên xảy ra với những người hay hút thuốc lá.
  • Rượu bia: Cơ thể cần sử dụng một lượng lớn nguyên liệu (nước, dinh dưỡng,...) để đào thải rượu bia. Càng uống nhiều, cơ thể càng mất nước và gây khô niêm mạc đường hô hấp.

bi-dom-o-co-hong-lau-ngay-co-the-lien-quan-den-benh-ly-hoac-do-mot-so-yeu-to-tu-moi-truong.webp

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày có thể liên quan đến bệnh lý hoặc do một số yếu tố từ môi trường

Cách khắc phục đờm trong cổ họng lâu ngày

Người bị đờm ở cổ họng lâu ngày gặp không ít phiền toái trong ăn uống, giao tiếp. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng thuốc tây

Cách trị đờm trong cổ họng lâu ngày bằng thuốc tây là một trong những phương pháp phổ biến nhờ tác dụng nhanh. Một số loại thuốc long đờm phổ biến là:

  • Thuốc không kê đơn: Mucinex, Robitussin giúp làm lỏng chất nhầy.
  • Thuốc kê đơn: Bromhexin, N-acetylcystein có tác dụng tiêu đờm. Dùng thuốc bằng cách hít qua máy phun sương.

Áp dụng các biện pháp dân gian

Để giải quyết tình trạng đờm nhầy ứ đọng ở cổ họng tại nhà, bạn có thể thử các nguyên liệu tự nhiên như:

  • Hành tây: Bạn lấy hành tây tươi thái nhỏ, đem nấu cùng nước cốt chanh và mật ong rồi ăn khi còn ấm sẽ giúp giảm đờm ở cổ lâu ngày.
  • Gừng: Uống trà gừng ấm mỗi ngày sẽ giúp làm loãng đờm và giảm những cảm giác khó chịu ở cổ họng. Tuy nhiên không nên dùng gừng khi bụng đói, hoặc đang mắc bệnh lý về tiêu hóa.
  • Muối: Hòa một ít muối với nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng lại có hiệu quả cao, bởi nước ấm giúp làm dịu vùng cổ, trong khi muối có tính sát khuẩn tốt, giúp loại bỏ đờm và các vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể.
  • Rau tần ô: Món canh rau tần ô luôn được người lớn và cả trẻ nhỏ yêu thích. Không chỉ bởi mùi vị thơm ngon, tần ô còn có công dụng giảm ho, long đờm, thích hợp với những người bị đờm ở cổ họng lâu ngày.
  • Nghệ: Bạn có thể dùng nghệ với nhiều cách khác nhau như súc miệng với nước ấm pha bột nghệ, uống nước ấm pha nghệ, sữa nghệ nóng,... đều giúp giảm đờm ở cổ hiệu quả.

tu-xa-xua-dan-gian-da-duc-ket-va-luu-truyen-nhieu-phuong-thuc-tri-dom-don-gian-ma-hieu-qua.webp

Từ xa xưa, dân gian đã đúc kết và lưu truyền nhiều phương thức trị đờm đơn giản mà hiệu quả

Hỗ trợ tiêu đờm với thảo dược thiên nhiên

Ngoài các cách trị ho có đờm thông thường, sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược đang là cách được nhiều người lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, nổi bật là những thành phần hữu ích sau:

  • Rẻ quạt: Chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như isoflavonoid, flavonoid và iridal-triterpenoid, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và các ổ viêm nhiễm.
  • Sói rừng: Có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hỗ trợ hệ tuần hoàn trong việc tăng cường lưu thông máu,...
  • Bồ công anh: Hỗ trợ hệ miễn dịch ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, bồ công anh cũng là một loại thảo dược có tính kháng khuẩn tốt, ngăn ngừa sự sinh trưởng của vi khuẩn.
  • Bán biên liên: Acid amin và hoạt chất lobelin đặc biệt dồi dào trong bán biên liên giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.

san-pham-tu-thien-nhien-giup-tieu-dom-o-co-hong-hieu-qua-an-toan.webp

Sản phẩm từ thiên nhiên giúp tiêu đờm ở cổ họng hiệu quả, an toàn

Phòng tránh đờm ở cổ họng bằng cách nào?

Nhìn chung, bị đờm ở cổ họng lâu ngày rất dễ tái phát. Để phòng tránh hiện tượng này, bạn nên xây dựng những thói quen tốt cho bản thân bằng cách:

  • Uống đủ nước: Bổ sung nước đầy đủ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho vùng họng và để cơ thể không bị thiếu nước. Nên sử dụng nước ấm, hoặc trà thảo dược, nước hoa quả,.... 
  • Không sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia... đều mang theo nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe. Từ bỏ chúng là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng: Nếu bạn đã từng bị dị ứng, hãy cố gắng ghi nhớ và hạn chế tiếp xúc với những yếu tố gây mẫn cảm như nước hoa, hóa chất, lông thú cưng, côn trùng,...
  • Cẩn thận khi ra ngoài: Luôn mang khẩu trang khi ra ngoài để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Giữ ấm: Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vùng đầu, cổ.
  • Tăng cường đề kháng: Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế các món ăn dầu mỡ, rượu bia. Chăm chỉ tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày.

luon-chu-dong-thuc-hien-cac-bien-phap-phong-tranh-se-giup-ban-tranh-bi-dom-o-co-hong.webp

Luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn tránh bị đờm ở cổ họng

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn biết chăm sóc đúng cách, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, chắc chắn cơ thể sẽ được hồi phục trở lại. Nếu bạn còn có những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy điền vào phần bình luận dưới đây cùng số điện thoại. Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất.