Viêm thanh quản trẻ em phải điều trị như thế nào? là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi đây là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ, gây ra những triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Nếu cũng đang đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Viêm thanh quản ở trẻ là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc ở thanh quản bị phù nề, viêm nhiễm, thường khiến dây thanh hoạt động không được trơn tru, gây ảnh hưởng đến giọng nói. Với trẻ em, bệnh chủ yếu ở dạng cấp tính. Nguyên nhân phổ biến gây viêm thanh quản ở trẻ là do hệ miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng tại dây thanh kém nên dễ bị các virus đường hô hấp trên như: APC, influenza, Myxovirus, virus cúm,... hoặc vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường, hít phải khói thuốc lá, chất độc hại hoặc trẻ thường la hét, cười nói, đùa nghịch quá nhiều cũng có thể khiến 2 dây thanh bị kích ứng, tổn thương, dẫn đến viêm thanh quản.
Thông thường, trẻ bị viêm thanh quản sẽ có các triệu chứng như: Khản tiếng, đau họng, giọng yếu hoặc mất tiếng, có cảm giác ngứa ở cổ họng kèm theo ho khan. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây sốt cao tới 39 - 40°C, trẻ sẽ cảm thấy khó thở hoặc phát ra tiếng rít khi hít thở, khản tiếng kéo dài và tiềm ẩn biến chứng rủi ro cho sức khỏe trẻ như: Viêm tai giữa, viêm pổi,... Nhất là khi viêm thanh quản tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và sự phát triển của bé.
Viêm thanh quản trẻ em phải điều trị như thế nào?
Có thể thấy, viêm thanh quản gây ra những triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Do đó, các chuyên gia đưa ra mục tiêu điều trị tình trạng này bao gồm:
- Trước mắt là cải thiện nhanh các triệu chứng sốt, đau rát họng, khản tiếng, ho,...
- Sau đó, cần tăng cường sức đề kháng từ sâu bên trong, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm thanh quản nói riêng và các bệnh viêm đường hô hấp trên nói chung lâu dài.
Hiện nay, trong tây y, khi trẻ mắc viêm thanh quản thường được chỉ định các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chống phù nề bao gồm dạng viên uống, ngậm, siro giúp làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng đau rát, ho, khản tiếng do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, những thuốc này thường chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng trước mắt chứ không giúp phòng ngừa nên viêm thanh quản rất dễ tái phát. Hơn thế, dùng thuốc tây nhiều, với thể trạng non nớt nên trẻ dễ gặp phải các tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hoá, giảm sức đề kháng, nóng trong người gây nhiệt miệng, ngứa ngáy,... Về lâu dài có thể gây biếng ăn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé.
Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ, trong thời gian bé bị bệnh, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cho bé uống nhiều nước ấm, bổ sung oresol, nước ép hoa quả, … để giúp đào thải các độc tố khỏi cơ thể, giảm tình trạng viêm và khô họng.
- Hướng dẫn bé súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm pha loãng. Điều này giúp làm sạch vi khuẩn trong miệng, họng, đồng thời hỗ trợ điều trị viêm thanh quản hiệu quả.
- Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt như: Súp, cháo, sữa. Nếu trẻ bị nôn trớ thì cần chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ uống một chút nước ấm trước khi ăn để làm dịu họng.
- Cha mẹ cần trấn an trẻ đang sợ hãi, tạo môi trường yên tĩnh để bé được nghỉ ngơi, kiêng nói, tránh la khóc, gắng sức.
- Cần thường xuyên quan sát triệu chứng bệnh để nếu thấy dấu hiệu trở nặng có thể xử lý kịp thời, ngăn ngừa tình huống nghiêm trọng.