Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là một thể chuyển biến nặng của viêm thanh quản. Vậy cụ thể, viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là gì? Đâu là phương pháp điều trị bệnh này an toàn, hiệu quả? Nếu cũng đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, bạn đừng bỏ qua những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây!
Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là gì?
Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thường là hậu quả của đợt viêm cấp tính tái phát nhiều lần mà không được điều trị dứt điểm. Lúc này, tại niêm mạc thanh quản không chỉ bị nhiễm trùng mà còn có thêm tình trạng xuất tiết, khi thăm khám sẽ thấy dây thanh âm sưng đỏ, quan sát được dịch nhầy đặc đọng ở mép sau dây thanh.
Người bị viêm thanh quản mạn tính xuất tiết sẽ có các triệu chứng như: Khản tiếng, tiếng nói không vang, phải gắng sức mới nói to được, cảm thấy ngứa, khô rát trong thanh quản. Bệnh thường có chu kỳ tiến triển khoảng từ 3 – 4 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ có dấu hiệu giảm đi, sung huyết nhạt dần, đồng thời chất lượng giọng nói cũng từ từ hồi phục. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng ngừa thì các đợt bệnh tiếp theo sẽ nhanh chóng tái diễn với mức độ nặng nề hơn.
Theo nhận định của các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm thanh quản mạn tính xuất tiết, nhưng nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy giảm, khiến sức đề kháng dây thanh suy yếu, dễ bị các yếu tố bất lợi tác động, gây kích ứng, dẫn tới sưng, viêm kéo dài.
Điều trị viêm thanh quản mạn tính xuất tiết ra sao?
Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, viêm thanh quản mạn tính xuất tiết khi không được điều trị kịp thời còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, thống kê còn ghi nhận rằng, tình trạng này nếu không điều trị triệt để còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư thanh quản. Bệnh có thể khiến bạn bị mất giọng nói vĩnh viễn, trong nhiều trường hợp còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Vậy cần điều trị viêm thanh quản mạn tính xuất tiết như thế nào? Theo các chuyên gia, một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm thanh quản mạn tính xuất tiết bao gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm;
- Thuốc chống sung huyết, phù nề;
- Kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống;
- Thuốc hạ sốt nếu bệnh đi kèm triệu chứng sốt;
Lưu ý, bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải dùng đúng chỉ định, các tác dụng phụ sẽ có nguy cơ phát sinh cao hơn nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Cụ thể, thuốc tây chỉ giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, không ngăn ngừa được bệnh tái phát.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tàn phá hệ vi sinh có lợi dẫn đến rối loạn tiêu hoá, sức đề kháng suy giảm, từ đó dễ bị các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Với nhóm thuốc chống viêm cũng dễ gây dị ứng, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, tăng huyết áp,... khi sử dụng thường xuyên.
Trong một số trường hợp, bệnh diễn tiến nặng, bề mặt dây thanh xuất hiện các khối polyp hay hạt xơ thì chuyên gia có thể cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, việc phẫu thuật đôi khi tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường đi kèm nguy cơ tái phát tương đối cao.