Tình trạng khản tiếng, mất tiếng thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản... Trong đó, viêm họng là nguyên nhân chính và chiếm tỉ lệ lớn nhất dẫn đến khản tiếng, mất tiếng. Khản tiếng, mất tiếng thường gây ra nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người mắc phải. Vậy biện pháp nào để phòng ngừa mắc viêm họng để tránh dẫn đến khản tiếng, mất tiếng?
Những người mắc viêm họng lâu ngày có thể bị mất tiếng
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng có thể do người bệnh nhiễm vi khuẩn, virus, mắc các bệnh lý về răng miệng, hoặc cũng có thể do môi trường bị ô nhiễm, do hóa chất độc hại... Khi vùng họng bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ lây lan qua đường hô hấp đến thanh quản và gây tổn thương cho thanh quản, lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng, phù nề dây thanh quản.
Như chúng ra đều biết, giọng nói của con người được phát ra nhờ thanh quản, tiếng nói được tạo thành khi có luồng khí từ phổi lên và gây rung động ở các dây thanh. Khi dây thanh bị nhiễm khuẩn và sưng, phù nề do bệnh viêm họng gây ra thì sự rung động của các dây thanh không đều, hai dây thanh không khép kín nhau, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng.
Để có thể tìm ra phương pháp điều trị kịp thời và chính xác, mỗi người khi gặp phải tình trạng khản tiếng, mất tiếng trước hết cần tìm hiểu kỹ xem nguyên nhân do đâu, biểu hiện như thế nào để có phương hướng điều trị đúng đắn nhất.
Khi tình trạng khản tiếng, mất tiếng diễn ra khi bạn không mắc phải đợt viêm, đau họng nào thì nên nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của các chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và có những chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó có thể biết được nguyên nhân gây ra khản tiếng, mất tiếng khác nguy hiểm hơn có thể xảy ra như khối u hoặc liệt dây thần kinh hoặc cũng có thể do cá bệnh lý khác như: tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản,...
Biện pháp phòng ngừa khản tiếng mất tiếng do viêm họng
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm họng như sưng, nóng, đau vùng họng, có cảm giác khó nuốt bạn nên tìm biện pháp điều trị triệt để ngay từ nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh có thể tự chủ động trang bị cho mình những biện pháp đơn giản ngay tại nhà như: súc họng nước muối một ngày từ 3 đến 4 lần để vệ sinh và sát khuẩn vùng họng với mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm lan xuống dưới gây tổn thương và viêm nhiễm thanh quản. Bạn nên giữ ấm cổ họng, hạn chế uống nước quá nóng hay quá lạnh, không nên sử dụng thực phẩm có thể gây ra tổn thương cho thanh quản.
Khi tình trạng viêm họng gây ra bởi virus, vi khuẩn người bệnh có thể sử dụng kháng sinh để điều trị, song song với việc dùng kháng sinh cần có những biện pháp tăng cường sức đề kháng như bổ sung vitamin C, uống nhiều nước,... Người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp dân gian như uống chanh đào mật ong, trà gừng ấm... để tăng cường sức đề kháng và chống viêm.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học và tư duy của người bệnh luôn muốn sử dụng sản phẩm vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tính an toàn, không gây ra tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài để điều trị các bệnh mạn tính. Rất nhiều người đã lựa chọn sản phẩm thảo dược vừa có tác dụng điều trị viêm họng, vừa có tác dụng phòng ngừa và điều trị dứt điểm tình trạng khản tiếng, mất tiếng.