Viêm thanh quản cấp là bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng công việc, cuộc sống của người mắc. Hiện nay, nhiều người có xu hướng tìm tới sản phẩm thảo dược, tiêu biểu  và phòng ngừa viêm thanh quản tái phát. Vậy, điều này có an toàn không? Mời bạn theo dõi trong bài viết!

Viêm thanh quản cấp là gì?

Thanh quản còn được gọi là hộp âm thanh, có chứa dây thanh âm, nằm phía sau amidan. Khi bộ phận này có hiện tượng sưng, viêm niêm mạc kéo dài dưới 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản cấp. Triệu chứng chính của viêm thanh quản cấp là đau rát họng, khản tiếng, mất giọng.

Viêm thanh quản cấp tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng dễ tái phát và có thể trở thành mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Nguy hiểm hơn, viêm thanh quản kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật tốn kém và ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.

Một số biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp thường gây ra tình trạng đau họng, khản tiếng, ảnh hưởng tới chất lượng công việc, cuộc sống của người mắc vì bệnh tác động tới giọng nói - công cụ giao tiếp chính của con người. Bởi vậy, ngoài nắm rõ được phương pháp điều trị hợp lý, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp để phòng bệnh viêm thanh quản như sau:

Giữ dây thanh âm nghỉ ngơi bằng cách không nói to, nói thì thầm

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh bị tổn thương. Vì vậy, việc để bộ phận này nghỉ ngơi là biện pháp hàng đầu. Do đó, bạn cần tránh la hét, nói quá to, hoặc nói nhiều trong thời gian dài. Đối với những trường hợp có đặc thù nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói thường xuyên nên mua thêm thiết bị loa, micro chuyên dụng để hỗ trợ khi làm việc. Lưu ý, nói thì thầm cũng khiến dây thanh mệt mỏi nên bạn cần duy trì âm lượng giọng vừa phải.

Uống nhiều nước

Nước chiếm tới 70% cơ thể. Khi bị viêm thanh quản, tình trạng đau rát họng cũng là triệu chứng phổ biến. Bổ sung nhiều nước giúp họng được bôi trơn, làm dịu những kích ứng ở bộ phận này. Lưu ý, bạn có thể dùng nước trái cây tự nhiên, tránh những loại nước ép đóng chai, chứa caffeine, có ga vì những loại đồ uống này thường khiến cơ thể mất nước hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit dạ dày - thực quản, một nguyên nhân gây viêm thanh quản.

Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng

Bạn có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với vật nuôi, hít phải bụi, khói xe, thuốc lá, phấn hoa trong không khí hoặc ăn những thực phẩm như đậu phộng, hải sản,... Những tác nhân này sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng họng và có thể gây viêm thanh quản. Hãy xem xét tiền sử dị ứng, và tốt nhất nên hạn chế cho vật nuôi vào trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ. Nếu đi ngoài đường thì nên mang khẩu trang y tế và tuyệt đối tránh xa những món ăn có thể khiến bạn bị dị ứng.

Phòng ngừa tình trạng trào ngược axit dạ dày - thực quản

Nếu có vấn đề về ợ chua, ho khan về đêm thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải tình trạng trào ngược axit dạ dày - thực quản. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên:

- Không nên ăn tối quá muộn, nằm ngủ ngay sau khi ăn. Các bữa ăn nên cách giờ ngủ ít nhất 2 tiếng.

- Bạn không nên ăn đồ cay nóng, thực phẩm có tính axit như dưa chua, kim chi,...

- Nên ăn nhiều rau xanh.

Tránh các chất gây kích ứng

Khói thuốc lá, đồ uống chứa cồn hoặc chất độc hại có thể tác động xấu tới sức khoẻ và hệ hô hấp, trong đó thanh quản là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng. Bởi vậy, bạn cần tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá, chất độc hại, nên hạn chế uống rượu bia.