Hiện nay, việc dùng thuốc tân dược nói chung, các loại thuốc kháng sinh nói riêng đã trở thành một phương pháp mà bất cứ ai khi bị viêm họng cũng đều lựa chọn. Nhiều người còn lựa chọn phương pháp này theo “hiệu ứng đám đông” – tức là thấy người khác dùng thì mình cũng dùng chứ chưa biết thực sự thuốc có tác dụng đến đâu. Chính những sai lầm đó đã dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc trong quá trình chữa bệnh. Cụ thể những hậu quả này là gì? Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết sau.

“Quả đắng” phải gặp khi tự tiện sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng, nếu thiếu hiểu biết, bệnh nhân sẽ có nguy cơ lớn gặp phải những tác dụng phụ sau đây:

-         Hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc: Hiện tượng này sẽ xuất hiện khi bệnh nhân lạm dụng thuốc trong một thời gian dài. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nước ta hiện nay đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao hàng đầu thế giới.

-         Gây rối loạn tiêu hoá và các bệnh đường tiêu hóa: Nhiều loại kháng sinh sau khi được bệnh nhân sử dụng đã phá vỡ sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong cơ thể chúng ta. Từ đó gây nên sự rối loạn tiêu hóa cho chính bản thân như đi ngoài phân lỏng, táo bón, viêm đại tràng kích thích… Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh quá lâu, liều cao… sẽ dẫn đến hình thành nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó thường gặp nhất là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…

-         Gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể: Khi sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn có hại xảy ra, cơ thể chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại những chứng bệnh khác.

Chú ý khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Thuốc kháng sinh là một liệu pháp có thể điều trị được bệnh viêm họng. Tuy nhiên sử dụng với thời gian và liều lượng như thế nào để thuốc phát huy được tác dụng tối ưu thì lại là điều không phải ai cũng nắm được. Do đó, để giúp quá trình chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không gặp phải những tác dụng phụ như đề cập ở trên, mọi người cần ghi nhớ và thực hiện những khuyến cáo sau đây:

-         Không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sỹ.

-         Tuân thủ tuyệt đối về thời gian, liều lượng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra. Không tự ý thay đổi hay dừng thuốc giữa chừng.

-         Nên uống thuốc kháng sinh khi đã ăn no, không uống thuốc khi dạ dày đang trống rỗng. Đặc biệt nên uống nhiều nước khi sử dụng kháng sinh.

-         Có chế độ chăm sóc bản thân khoa học, đầy đủ dưỡng chất để giữ cho bản thân luôn có một sức đề kháng tốt nhất.

Vai trò y học cổ truyền trong cải thiện viêm họng

Quan điểm điều trị bệnh viêm họng bằng đông y có nhiều điểm khác so với tây y. Tây y lấy điều trị triệu chứng làm chính, hết triệu chứng tức là khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều trị viêm họng bằng phương pháp đông y đi sâu tìm hiểu căn nguyên của bệnh, việc điều trị sẽ tập trung giải quyết vấn đề nguyên nhân, đồng thời điều trị triệu chứng. Do vậy khi giải quyết tận gốc nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng đồng thời được giải quyết, âm dương cân bằng, sức đề kháng được nâng cao để chống lại tác nhân gây bệnh, bệnh cải thiện và không lo tái phát.

Từ những phân tích trên đây, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu các vị thuốc từ đông y dựa trên kinh nghiệm dân gian và thông qua nghiên cứu lâm sàng của y học hiện đại, từ đó phát hiện có 4 thảo dược tiêu biểu trị chứng viêm họng bao gồm: rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng. Cả 4 thảo dược này đều được xếp vào nhóm thanh nhiệt, tiêu độc, tán kết, tiêu đờm, từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng làm vị thuốc chính trong các bài thuốc trị viêm họng, viêm đường hô hấp trên. Trong y học hiện đại thì 4 vị thuốc này được chứng minh có tác dụng ức chế các chủng virus, vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hay gây các bệnh viêm đường hô hấp.

Đặc biệt bộ phận dùng thân rễ rẻ quạt là vị thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá như một loại thuốc kháng sinh đặc hiệu cho tất cả các nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như: viêm amidan mạn và cấp tính, viêm thanh quản, viêm họng hạt, ngứa cổ, phát âm khản tiếng, ăn uống nuốt đau họng, cảm cúm, ho, sổ mũi...

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản xung quanh việc sử dụng kháng sinh sao cho hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng những kiến thức này sẽ được các bạn vận dụng một cách sáng tạo trong quá trình phòng và điều trị bệnh.