Mùa hè là thời gian để chúng ta có những kỳ nghỉ vui vẻ bên gia đình. Nhưng những khoảnh khắc vui vẻ này có thể bị phá hủy bởi những triệu chứng, bệnh lý như cảm lạnh, viêm họng, đau họng, sốt,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và những kỳ nghỉ của bạn. Vậy làm thế nào để có một mùa hè không phải lo lắng đến các bệnh lý khó chịu này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao viêm họng lãi dễ mắc phải vào mùa hè ?
Cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,... là những bệnh lý có thể gặp vào mùa hè. Theo tiến sĩ Wexler, chuyên gia Tai – Mũi – Họng tại Mỹ “Cảm lạnh là do một loại virus gây ra khác với dị ứng. Sự khác biệt giữa cảm lạnh vào mùa đông và mùa hè chủ yếu là do các chủng virus khác nhau mà thôi”.
Theo phó giáo sư Nancy Elder, MD, giám đốc nghiên cứu khoa y học cộng đồng tại Đại học Cincinnati ở Ohio “Cảm lạnh hay các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn là vào mùa đông”
Nguyên nhân gây nên tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng vào mùa hè ngoài do virus thì còn có nhiều nguyên nhân khác như kích ứng hay dị ứng với thời tiết hoặc tác nhân nào đó, hay do sử dụng điều hòa nhiệt độ quá lạnh, để quạt thẳng vào mũi họng,… gây khô niêm mạc họng từ đó tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển gây sưng nề niêm mạc họng, amidan, …
Triệu chứng thường gặp khi mắc viêm họng
- Đau họng, nuốt đau
- Mệt mỏi
- Có thể có sốt hoặc không
- Ho
- Nhức đầu
- Có thể có nghẹt mũi, chảy nước mũi
9 lời khuyên để đối phó với viêm họng vào mùa hè
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn đánh bại viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm,… vào mùa hè, giúp bạn tận hưởng những kỳ nghỉ vui vẻ mà không lo những bệnh lý khó chịu này làm phiền.
1. Sử dụng bình xịt nước muối hoặc súc miệng họng bằng nước muối để luôn giữ cho mũi và niêm mạc họng luôn ẩm, làm dịu cổ họng bị đau kích thích bài tiết chất nhầy giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus, vi khuẩn.
2. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ và điều độ, tập thể dục phù hợp với thể lực của mình, tránh tập thể dục quá sức. Uống nhiều nước để giúp cơ thể luôn có đủ nước giúp hạ thân nhiệt vào những ngày hè nóng bức.
3. Sử dụng điều hòa đúng cách, định kỳ vệ sinh điều hòa giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
4. Không nên để nhiệt độ của điều hòa quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
5. Bổ sung các loại nước trái cây, rau quả có chứa nhiều vitamin C giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt khi có triệu chứng sốt.
6. Sử dụng các thuốc làm giảm ho như thuốc chống dị ứng với các trường hợp ho do dị ứng, giảm ho long đờm khi có đờm.
7. Không nên dùng thuốc kháng sinh khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
8. Sử dụng thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh lý viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,...