Nhiều khi bạn thức dậy với một cổ họng đau rát và không rõ nguyên nhân tại sao. Bạn có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng nhờ các gợi ý dưới đây.
Xác định rõ ràng các nguyên nhân gây đau họng nhờ 4 gợi ý này
1. Dị ứng, kích ứng
Đau cổ họng có thể bắt nguồn từ các vấn đề bên ngoài như dị ứng hoặc kích thích. Bạn có thể bị dị ứng với lông thú cưng, nấm mốc, bụi, hoặc phấn hoa trong không khí và điều này có thể dẫn đến đau họng. Cổ họng của bạn có thể bị kích thích bởi không khí khô trong nhà. Không khí khô có thể khiến bạn thở qua miệng thay vì mũi, dẫn đến khô họng, đau họng khi bạn tỉnh dậy.
Các chất kích thích như ô nhiễm không khí cũng có thể làm xước cổ họng và dẫn đến đau nhức. Cổ họng của bạn có thể bị kích thích bởi hóa chất trong không khí hoặc khói thuốc lá. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn nhiều gia vị cay nóng cũng có thể khiến bạn phát triển tình trạng đau rát cổ họng.
2. Virus
Kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus hay không. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng là nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm. Nếu bạn bị nhiễm siêu vi, bạn có thể bị đau họng cùng với ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau đầu, sốt và đau nhức mình mẩy.
Đôi khi nhiễm virus có thể ảnh hưởng đến amidan và bạn có thể bị viêm amidan. Nếu bạn thường xuyên bị tái phát, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ amidan của bạn. Nếu bạn bị viêm amidan, bạn có thể bị sưng amidan, đau cổ họng, khó nuốt, và các hạch bạch huyết nằm ở hai bên cổ, có thể sưng, nổi nhiều.
3. Vi khuẩn
Xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không. Nếu bạn bị đau họng, nó có thể là triệu chứng của nhiễm khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như sưng hạch ở cổ, khó nuốt và sưng amidan. Amidan của bạn cũng có thể có các mảng trắng hoặc bưng mủ.
Nếu viêm họng dai dẳng và đau đớn, bạn có thể bị viêm họng liên cầu khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn này thường ảnh hưởng nhất với độ tuổi từ 6-12, nhưng nó có thể lây truyền sang bất cứ ai ở mọi lứa tuổi.
4. Một số bệnh lý mắc phải
Kiểm tra xem bạn có bị đau họng do các vấn đề sức khỏe khác hay không. Đau cổ họng của bạn cũng có thể do các vấn đề sức khỏe khác như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn bị GERD, bạn có thể có các triệu chứng khác như khản tiếng hoặc nôn ói, cảm thấy như có một cục vướng trong cổ họng.
Giải pháp từ thảo dược làm êm dịu cổ khi bạn bị đau họng
Khi biết được các nguyên nhân thì việc trị liệu từ căn nguyên để tình trạng đau họng không lặp đi lặp lại sẽ dễ dàng hơn. Từ xa xưa, Đông y thường lựa chọn 4 thảo dược sau để đẩy lùi nguy cơ đau họng do các nguyên nhân:
- Xạ can (rẻ quạt): Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.
- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư ở vòm họng.
- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.
- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến bệnh không có cơ hội tái phát.
Như đã phân tích ở trên, 4 vị thảo dược đều rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng và các tác nhân gây đau họng. Sẽ thế nào nếu cả 4 vị cùng kết hợp và hiệp lực tác dụng? Không để mọi người mong chờ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp 4 vị thuốc Đông y trên thành viên nén trong sản phẩm