Trước đây, có một số tin đồn cho rằng, bạn nên thay bàn chải đánh răng của mình sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm hay viêm đau họng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được trình bày trong một cuộc họp thường niên của Hội Nhi khoa - Pediatric Academic Societies (PAS) tại Washington, DC đã chỉ ra: Điều đó không cần thiết, ít nhất là đối với người  bị viêm họng.

Không cần thiết phải thay bàn chải đánh răng sau khi bị viêm họng

Viêm họng là tình trạng viêm gây đau khi nói hoặc nuốt thức ăn, viêm họng phổ biến đến nỗi dường như ai cũng bị viêm họng ít nhất là một lần trong đời. Viêm họng dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, và lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành viêm họng mạn tính.

Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã tư vấn cho trẻ em nên bỏ bàn chải đánh răng đi sau khi các bé bị viêm họng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas Medical Branch (UTMB) tại Galveston muốn kiểm chứng tính đúng sai của lời khuyên này.

Đầu tiên, họ đã thử phát triển vi khuẩn nhóm A Streptococcus (GAS) - nhóm gây viêm họng trên bàn chải đánh răng đã được tiếp xúc với các vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Các vi khuẩn trong thực tế đã phát triển và vẫn còn tồn tại trên bàn chải đánh răng ít nhất trong 48 giờ.

Tiếp theo, các chuyên gia đã nghiên cứu xem GAS có phát triển trên bàn chải đánh răng được sử dụng bởi trẻ em có viêm họng hay không. Kết quả cho thấy, có tới 14 bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng liên cầu khuẩn, 13 bệnh nhân bị viêm họng không do liên cầu khuẩn và 27 người khỏe mạnh có độ tuổi từ 2 đến 20. Họ được hướng dẫn để đánh răng trong vòng một phút với bàn chải đánh răng mới. Sau đó, bàn chải đánh răng này sẽ được đặt trong một vỏ bọc vô trùng và đưa đến phòng thí nghiệm. Tại đây các nhà nghiên cứu sẽ điều tra sự phát triển vi khuẩn GAS.

Kết quả khá bất ngờ là: Người ta tìm thấy vi khuẩn GAS trong một bàn chải đánh răng đã được sử dụng bởi một người không bị viêm họng. Còn những bàn chải đánh răng khác thì không thấy sự phát triển của GAS, nhưng lại chứa các loại vi khuẩn khác phổ biến trong miệng.

Đồng tác giả Judith L. Rowen, giáo sư của Khoa Nhi ở Đại học Texas Medical Branch cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy không cần thiết phải thay bàn chải đánh răng đi sau khi bác sĩ chẩn đoán bạn bị viêm họng”.

Như vậy theo nghiên cứu, bạn không nhất thiết phải thay bàn chải mới sau khi bị đau họng. Tuy nhiên, bạn nên giữ cho bàn chải luôn khô ráo trước và sau khi sử dụng để bảo quản bàn chải cũng như giữ gìn sức khỏe. Thêm vào đó, bạn cần thường xuyên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/1 lần.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm họng bằng thảo dược

Thời tiết giao mùa là môi trường thuận lợi cho siêu vi phát triển, khiến cho chúng ta dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, điển hình là đau họng. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu thì bệnh diễn biến phức tạp hơn và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó mà chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa sớm. Ngoài kết quả nghiên cứu mà các chuyên gia của Đại học Texas Medical Branch đã công bố, thì chúng ta cần lưu ý vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên. Nên đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy.

Bên cạnh đó, để bảo vệ thanh quản, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về họng và rối loạn giọng nói, bạn cũng nên sử dụng những loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược. Trong y học cổ truyền thì rẻ quạt được coi là một vị thuốc quý có lịch sử lâu đời. Cây có tác dụng chữa viêm nhiễm nhất là các bệnh về đau họng, viêm thanh quản,... Hiện nay rẻ quạt đã được ứng dụng tạo thành sản phẩm dạng viên nén rất tiện cho việc sử dụng. Ngoài rẻ quạt, trong sản phẩm này còn có chứa các thảo dược quý khác bao gồm: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… tạo thành một công thức hoàn hảo, giúp bạn tránh được những bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm amidan, đau họng, giọng khản, mất tiếng….