Triệu chứng của ung thư thanh quản được nhận biết sớm giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ung thư thanh quản là căn bệnh nguy hiểm. Nếu chữa trị sớm thì cơ hội trị khỏi bệnh là rất cao. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Ung thư thanh quản là gì? Triệu chứng bệnh ra sao?

Ung thư thanh quản là loại bệnh nguy hiểm hiện nay. Chúng xuất hiện khi các tế bào ung thư ác tính hình thành trong mô thanh quản. Số lượng nam giới mắc bệnh nhiều hơn, tuy nhiên vẫn có cả nữ giới.

Nguyên nhân gây nên bệnh rất đa dạng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Ngoài ra, do môi trường ẩm mốc có nhiều khói bụi, hóa chất công nghiệp… cũng ảnh hưởng tới thanh quản. Lúc này vi khuẩn có cơ hội phát triển trong vùng thanh quản gây nên tế bào ung thư nhanh chóng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua 5 triệu chứng của ung thư thanh quản. Cụ thể:

1. Khản tiếng hoặc thay đổi giọng nói

Nếu bạn bị khản tiếng hơn 3 tuần, nó có thể là một dấu hiệu của  ung thư thanh quản.

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Nhưng nhiều thứ khác cũng có thể khiến giọng khàn khàn. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là viêm thanh quản. Điều này thường xảy ra do cảm lạnh, nhiễm trùng ngực hoặc sử dụng giọng nói, chẳng hạn như la hét quá mức. Hút thuốc cũng có thể gây khản tiếng vì nó kích thích niêm mạc họng (màng nhầy). Trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, thanh quản gây kích thích có thể làm tổn thương thanh quản gây khản tiếng. Thanh quản tổn thương lâu ngày có thể phát triển thành ung thư.

2. Khó nuốt

Có nhiều cách khác nhau có thể ảnh hưởng đến bạn. Bạn có thể có được cảm giác:

- Có một mảnh vụn bị mắc kẹt trong cổ họng của bạn

- Bạn hoàn toàn không thể nuốt thức ăn

- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi nuốt thức ăn

- Thức ăn đang dính vào cổ họng bạn

Sự thu hẹp của thực quản, có thể gây khó khăn trong việc nuốt. Nhưng nó có thể là do một khối u hoặc sưng gây tắc nghẽn. Dù bằng cách nào, bạn cần phải đi khám bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm.

3. Giảm cân

Giảm cân là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư thanh quản. Nó thường xảy ra với ung thư thanh quản giai đoạn sau và rất khó có thể là triệu chứng duy nhất. Nó có thể xảy ra vì bạn ăn ít hơn do đau hoặc khó nuốt.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị giảm từ 4 - 5 kg (10lbs) trở lên trong một thời gian ngắn mà bạn không hề ăn kiêng.

4. Ho và khó thở

Một số người thấy rằng họ bị hụt hơi hoặc ho không biến mất. Hơi thở của họ có thể trở nên ồn ào, thều thào. Bị khó thở là lúc khối u lớn chèn ép lên dây thanh quản. Làm việc nặng là không thể thở được.

5. Bệnh nhân bị nổi hạch ở cổ

Chúng ta có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nhưng có người chìm nên phải sờ. Các hạch này có thể khiến bạn đau hoặc không.

Phòng ngừa nguy cơ ung thư thanh quản bằng thảo dược tự nhiên

Việc điều trị bệnh ung thư thanh quản có khỏi không phụ thuộc lớn vào việc bạn phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Lời khuyên dành cho những ai chưa bị bệnh ung thư thanh quản: Hãy từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. Đây là 2 nguyên chính gây nên căn bệnh này. Do đó, đừng chủ quan mà hãy đi khám ngay khi thấy cơ thể có dấu hiện bất thường. Thăm khám sức khỏe định kỳ là điều nên làm, bên cạnh đó nên phòng ngừa, nâng đỡ thanh quản bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.

Từ xa xưa, Đông y thường lựa chọn 4 thảo dược sau để đẩy lùi nguy cơ ung thư thanh quản:

- Xạ can (rẻ quạt): Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.

- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư thanh quản.

- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.

- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến bệnh không có cơ hội tái phát.