Do ngáy to nên khiến cho vợ/chồng mất ngủ, khó chịu, bực bội… nghiêm trọng (ở Phương tây) có thể dẫn đến ly hôn hoặc cãi nhau. 

Mũi và họng, đặc biệt là khẩu cái mềm rung lên khi bạn hít vào thở ra tạo nên tiếng ngáy. Ban đêm, các cơ giúp cho đường thông khí mở ra để thư giản và trở nên mềm hơn. Chính điều này khiến cho đường thở hẹp và rung mạnh hơn tạo nên tiếng khò khè rất to trong cổ họng. Có nhiều yếu tố khiến cho bệnh nhân ngáy trầm trọng hơn:

  • Rượu và thuốc ngủ - làm giãn cơ.
  • Béo phì – gây áp lực lên đường thở
  • Cảm cúm, dị ứng, nghẹt mũi – mũi bị tắc (do vẹo vách ngăn, VA, polype mũi…) nên phải thở bằng miệng.
  • Hút thuốc – Những người hút thuốc bị ngáy nhiều hơn gấp 2 lần những người không hút thuốc do đường thở bị viêm tấy và nghẹt mũi.
  • Nằm ngửa khi ngủ

Những người ngủ ngáy thường bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Trong điều kiện này, thanh quản giãn ra, nhưng sự hô hấp đình trệ, gây ngưng thở trong một thời gian ngắn với tần suất có thể lên tới hàng trăm lần mỗi đêm, làm giảm một lượng khí ôxy của cơ thể, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi trong cả ngày hôm sau, dễ nổi cáu và bồn chồn lo lắng. Nếu hiện tượng ngưng thở trong thời gian dài có thể dẫn đến cao huyết áp và đột quỵ

Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng
  • Tránh uống bia rượu lúc đêm khuya
  • Gối đầu cao
  • Nằm nghiêng người khi ngủ, độn dưới lưng áo ngủ hoặc kê gối dưới lưng

Thông mũi bằng cách hít hơi dầu gió hoặc dầu khuynh diệp, nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào gối ngủ. Bạn cũng có thể uống thuốc hoặc xịt thuôc kháng viêm vào mũi.