Trong vài năm trở lại đây, tại các bệnh viện và phòng khám Tai Mũi Họng, tỷ lệ các bệnh nhân mắc các vấn đề về giọng nói ngày một tăng. Trong đó khàn tiếng không nói được do viêm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan... chiếm tỷ lệ cao trong số các trường hợp có vấn đề về giọng nói. Vậy khàn tiếng không nói được có nguy hiểm không và cách phòng tránh là gì?  

Nguyên nhân gây khàn tiếng mất tiếng

Nguyên nhân gây nên tình trạng khàn tiếng mất tiếng có rất nhiều như do virus, vi khuẩn, người có công việc sử dụng giọng nói nhiều, trào ngược dạ dày thực quản… Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.

Một số trường hợp khàn tiếng, mất tiếng xảy ra do bị kích ứng bởi tác nhân nào đó như hơi, khí kích thích, thông thường tình trạng này sẽ hết khi không tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, tình trạng kích ứng diễn ra liên tục dẫn đến viêm thanh quản mạn tính. Hoặc người bệnh chủ quan không điều trị triệt để nguyên nhân gây khàn tiếng, chỉ khi tình trạng khàn tiếng, mất tiếng kéo dài ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày họ mới tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhân viên y tế thì lúc này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn.

Khàn tiếng mất tiếng xảy ra như thế nào?

Để tìm hiểu tại sao tình trạng khàn tiếng mất tiếng lại xảy ra, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu giọng nói được tạo ra như thế nào. Giọng nói được tạo ra bởi sự phối hợp đồng đều từ rất nhiều các cơ quan khác nhau như phổi, thanh quản, sự cộng hưởng của các xoang, họng, lưỡi, răng và môi, trong đó thì sự rung động của thanh quản đóng vai trò quan trọng nhất.

Để có được âm thanh thì từ phổi sẽ có một luồng không khí đi lên làm cho 2 dây thanh rung động và tạo ra âm thanh. Vì lý do này mà mọi sự biến đổi bất thường tại dây thanh như viêm, sưng nề, xung huyết, u nhú,… làm dây thanh không khép kín, rung động không đều làm ảnh hưởng đến việc tạo ra âm thanh dẫn đến tình trạng khàn tiếng, mất tiếng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tổn thương dây thần kinh thanh quản hay viêm thanh quản sau phẫu thuật tuyến giáp, tổn thương thanh quản do chấn thương,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khàn tiếng, mất tiếng.

Khàn tiếng không nói được có nguy hiểm không?

Khàn tiếng không nói được là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý đường hô hấp đặc biệt là thanh quản. Khàn tiếng, mất tiếng có thể là biểu hiện của một số bệnh đơn giản như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản cấp hay nặng hơn là những bệnh lý lành tính như viêm thanh quản mạn tính, polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm hơn như ung thư thanh quản. Như vậy khàn tiếng, mất tiếng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân hay bệnh lý gây ra tình trạng đó. Do vậy khi mắc khàn tiếng, mất tiếng bạn cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp tìm nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa khàn tiếng không nói được?

Để ngăn ngừa tình trạng khàn tiếng, mất tiếng xảy ra và giúp cho giọng nói của bạn luôn khỏe khoắn, trong trẻo thì bạn cần có những biện pháp bảo vệ và phòng ngừa hiệu quả như:

- Tránh nói to, nói nhiều làm căng dây thanh quá mức trong thời gian dài

- Điều trị triệt để các đợt viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan cấp tính

- Súc miệng họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày

- Giữ ấm cổ họng đặc biệt là khi thay đổi thời tiết

- Mang khẩu trang khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường có nhiều khói, hơi khí kích thích

- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị gây kích ứng niêm mạc họng

- Hạn chế hút thuốc lá, uống bia rượu

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp trên thì một biện pháp không thể thiếu trong việc phòng ngừa và bảo vệ thanh quản ngày nay đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các bài thuốc y học cổ truyền được áp dụng để điều trị các chứng bệnh như viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, mất tiếng từ xa xưa nhưng không thuận tiện do mất thời gian đun sắc, không đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các nhà khoa học đã đưa những bài thuốc này trở lại với người bệnh bởi những ưu điểm như nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ đồng thời được bào chế dưới dạng viên nén nên rất thuận tiện và dễ sử dụng hơn.