Khản tiếng và mất tiếng là biểu hiện của tình trạng dây thanh âm có vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân khản tiếng như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản… nhưng đôi khi bạn sẽ không hề biết việc uống một số thuốc cũng gây khản tiếng. Chính vì vậy, có những hiểu biết kỹ lưỡng khi sử dụng thuốc này sẽ giúp bạn tránh nguy cơ khản giọng không đáng có. Vậy các thuốc gây khản tiếng là những loại nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Uống thuốc - Nguyên nhân gây khản tiếng, khó tin nhưng đây là sự thật
Một số loại thuốc bao gồm thuốc uống theo toa, thuốc mua không cần toa và thuốc thảo dược có thể ảnh hưởng đến chức năng phát âm của thanh quản. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc kê toa một loại thuốc chỉ khi đảm bảo lợi ích của việc sử dụng thuốc lớn hơn tác dụng phụ. Đối với các thuốc gây ảnh hưởng đến giọng nói cũng vậy. Nếu bạn không hiểu về thuốc, đừng lạm dụng, sẽ rất nguy hiểm!
Hầu hết các loại thuốc gây ảnh hưởng đến giọng nói đều theo cơ chế làm khô lớp niêm mạc bao phủ bên ngoài dây thanh. Thông thường, dây thanh khi rung phải được bôi trơn tốt để vận hành đúng; nếu niêm mạc trở nên khô, việc nói, phát âm sẽ khó khăn hơn. Đây là lý do tại sao cung cấp đủ độ ẩm là một yếu tố quan trọng của sức khoẻ dây thanh. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói bằng cách làm loãng máu trong cơ thể hoặc làm mỏng thành mạch khiến cho dây thanh dễ bị thâm tím, xuất huyết khi có chấn thương. Hơn nữa, với tác dụng phụ giữ nước gây phù nề, làm các dây thanh bị giãn, sưng cứng, khó rung động thì hậu quả khản tiếng là điều dễ hiểu. Các loại thuốc từ các nhóm sau đây có thể ảnh hưởng bất lợi đến giọng nói, bạn cần lưu ý:
-
Thuốc chống trầm cảm
-
Thuốc giãn cơ
-
Thuốc lợi tiểu
-
Thuốc trị tăng huyết áp
-
Thuốc kháng histamine (thuốc chống dị ứng)
-
Thuốc kháng cholinergic (thuốc hen suyễn)
-
Vitamin C liều cao (lớn hơn 5g mỗi ngày)
Các loại thuốc khác và những điều kiện liên quan có thể ảnh hưởng đến giọng nói bao gồm:
-
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) của Angiotensin (thuốc trị huyết áp) có thể gây ho hoặc nghẹt cổ họng trong khoảng 10% bệnh nhân. Ho hoặc cổ họng khò khè quá mức có thể góp phần làm tổn thương dây thanh quản.
-
Thuốc tránh thai đường uống có thể gây ra hiện tượng ứ nước (phù) trong dây thanh quản bởi vì chúng chứa estrogen.
-
Liệu pháp thay thế estrogen sau khi mãn kinh có thể gây ảnh hưởng đến thanh quản.
-
Liều lượng không thích hợp của thuốc thay thế hormone tuyến giáp ở bệnh nhân suy giáp.
-
Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) có thể làm tăng khả năng xuất huyết dây thanh quản hoặc hình thành polyp dây thanh để phản ứng với chấn thương.
Giải pháp chữa khản tiếng mất tiếng do tác dụng phụ của thuốc hay như chuyên gia dạy
Khản tiếng mất tiếng khiến việc giao tiếp bị gián đoạn, nghiêm trọng hơn là dây thanh quản bị tổn thương và nếu không điều trị ngay sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dùng thuốc tân dược chữa khản giọng thường kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn, đôi khi lại tương tác với nhau gây ra nhiều phản ứng phụ. Ngay cả việc sử dụng các thảo dược không rõ nguồn gốc, cơ chế tác động cũng vô tình làm cho dây thanh của bạn “vô phương cứu chữa”. Thuốc trị bệnh không được bỏ giữa chừng, vậy giải pháp cho vấn đề khản tiếng là gì trong khi chúng ta vẫn phải uống các thuốc trên để điều trị bệnh của mình?