Bạn lo lắng khi đồng nghiệp, người thân của bạn bị mắc viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng? Bạn rất sợ mắc phải các triệu chứng này bởi công việc của bạn cần sử dụng nhiều đến giọng nói. Bạn băn khoăn tự hỏi viêm thanh quản có lây truyền hay không? Nếu có thì làm thế nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm này?
Đây là một mối quan tâm dễ hiểu bởi vì không ai trong chúng ta muốn mắc phải những triệu chứng khó chịu này bởi chúng không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe, giao tiếp mà còn ảnh hưởng tới công việc. Dưới đây chúng tôi sẽ xem xét các bằng chứng liên quan đến viêm thanh quản có phải là bệnh truyền nhiễm hay không?
Vậy viêm thanh quản có phải là bệnh truyền nhiễm hay không?
Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc thanh quản bị viêm, phù nề, sung huyết làm dây thanh rung động không đều dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng,… Thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giọng nói, dưới luồng không khí từ phổi đi lên làm rung động dây thanh, khi phát âm 2 dây thanh khép sát lại gần nhau và rung lên tạo ra âm thanh. Khi có một tình trạng viêm, phù nề, sung huyết xảy ra thì cơ thể sẽ có phản ứng miễn dịch chống lại sự tấn công đó. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm thanh quản là do virus hoặc vi khuẩn, do dây thanh bị căng quá mức, sử dụng giọng nói quá nhiều, ho nhiều, uống quá nhiều rượu hoặc hút thuốc nhiều. Do đó, cần phải xem xét nguyên nhân gây viêm thanh quản mới có thể biết được tình trạng viêm thanh quản mà người bệnh đang mắc có phải là bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu tình trạng này được gây ra do lạm dụng rượu hoặc hút thuốc lá thì sẽ không gây lây nhiễm. Nếu nó được gây ra bởi việc la hét quá nhiều tại một trận đấu bóng đá hay trong một chương trình nhạc rock thì viêm thanh quản cũng sẽ không truyền nhiễm. Mặt khác, viêm thanh quản đã được gây ra bởi một loại virus hoặc vi khuẩn thì nó có thể gây lây truyền cho người khác thông qua việc nói chuyện. Virus, vi khuẩn sẽ lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào cơ thể người khác rồi gây bệnh.
Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm với viêm thanh quản là xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị sốt, đau họng, ngứa họng, nóng họng, khản tiếng, mất tiếng hoặc các triệu chứng khác thì bạn sẽ cần phải xem xét và phòng tránh lây nhiễm cho người khác. Một số con đường lây truyền virus, vi khuẩn gây viêm thanh quản đó là: hắt hơi, ho, hay do tiếp xúc với bàn tay của người mắc bệnh rồi đưa lên miệng hay mũi của mình... Bạn cần phải chắc chắn rằng bạn đã che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, sau đó cần rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan sang người khác.
Ngăn ngừa lây truyền và điều trị viêm thanh quản như thế nào?
Nếu viêm thanh quản do virus, vi khuẩn thì người bệnh cần chủ động phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, giữ vệ sinh chung, tránh gây phát tán vi khuẩn, virus. Điều trị viêm thanh quản sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thường chỉ kéo dài vài ngày. Nếu viêm thanh quản gây ra bởi nhiễm trùng thì việc điều trị cần phải có kháng sinh, chống viêm mới giúp điều trị triệt để được. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo phương pháp tây y, bạn nên phối hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản,… hiệu quả.