Ung thư thanh quản là các khối u ác tính xuất hiện ở thanh quản như niêm mạc của dây thanh, nắp thanh thiệt, băng thanh thất, hạ thanh môn. Vị trí thường gặp nhất là ung thư dây thanh, chiếm 70% các trường hợp ung thư thanh quản. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới trong độ tuổi khoảng 45-70 tuổi.
Trong những năm gần đây, ung thư thanh quản ngày càng xuất hiện nhiều hơn, chỉ đứng sau ung thư vòm họng trong số các bệnh ung thư của chuyên khoa tai mũi họng. Thường thì ung thư thanh quản có tiên lượng tốt hơn ung thư hạ họng, nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách sẽ có kết quả tốt.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Tuy nhiên, người ta nhắc nhiều đến các yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, rượu phối hợp với thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao hơn. Hay những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Hoặc những trường hợp mắc viêm thanh quản mạn tính, thiếu dinh dưỡng,… đặc biệt những trường hợp mắc viêm thanh quản mạn tính bạch sản, sừng hóa, u nhú dây thanh là những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao.
Triệu chứng của ung thư thanh quản
- Giai đoạn đầu các triệu chứng thường gặp là rối loạn giọng nói như khản tiếng, thường kéo dài và dai dẳng, mức độ cũng tăng dần. Điều trị bằng nội khoa không thuyên giảm, sau đó có thể kèm theo tình trạng nói mệt, ho do kích thích, ho khan, nuốt vướng.
- Giai đoạn toàn phát: bệnh nhân thường khó thở, khó thở tăng dần, có tiếng co kéo, khó nuốt, nuốt đau, đau nhói lên tai, cảm giác khó chịu ở họng. Ngoài ra còn có ho có đờm, ho ra máu, hơi thở hôi. Hạch cổ thường xuất hiện muộn.
Những triệu chứng của ung thư thanh quản như khản tiếng, nuốt đau, khó thở có thể nhầm lẫn với các bệnh về họng khác như viêm họng, viêm thanh quản,… Do vậy khi mắc khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để khám và tìm nguyên nhân chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
Đồng thời người bệnh cũng cần chú ý điều trị dứt điểm các đợt viêm thanh quản cấp, tránh biến chứng sang viêm thanh quản mạn tính, u nhú thanh quản và ung thư thanh quản. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như những người hay phải sử dụng đến giọng nói: giáo viên, dẫn chương trình,… Hoặc những người hay phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, hay những người mắc trào ngược dạ dày thực quản,… Song song với việc điều trị triệt để khi có các đợt viêm họng, viêm thanh quản cấp tính, người bệnh nên phối hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng viêm họng, viêm thanh quản nhanh chóng. Ngoài ra, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên này còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái phát của bệnh, bảo vệ thanh quản, bảo vệ giọng nói của bạn, giúp cho giọng nói của bạn trong trẻo hơn.