Khản tiếng chính là tình trạng giọng nói bị thay đổi, âm thanh phát ra bị khàn đục, âm lượng giảm thấp, nhiều lúc nghe không rõ âm, rõ tiếng, thậm chí không phát ra được tiếng nói. Đi kèm với tình trạng khản tiếng thường kèm theo cảm giác đau rát họng, nhức đầu, đôi lúc kèm theo sốt nhẹ.

Tìm hiểu về thanh quản và giọng nói

Thanh quản là một bộ phận quan trọng của đường hô hấp trên, do nhiều dây thanh cấu tạo nên với chức năng chính là phát ra âm thanh khi luồng không khí đi lên từ phổi và làm rung các dây thanh của thanh quản. Nếu sự rung động của các dây thanh không đều hoặc trường hợp hai dây thanh bị tổn thương phù nề không khép kín được, lúc này âm thanh tạo ra sẽ có hiện tượng khàn đục.

Đối với những tình trạng dây thanh bị viêm cấp tính gây nên khản tiếng, trường hợp này có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu dây thanh bị viêm nhiễm lâu ngày, thường xuyên tái phát trở thành bệnh mạn tính, lúc này dây thanh rung động kém, xuất hiện tổn thương thực thể như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh,... Những tổn thương đến dây thanh gây nên tình trạng khản tiếng mạn tính kéo dài khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn.

Hầu hết những trường hợp khi bị khản tiếng, mọi người đều cho rằng nguyên nhân gây nên khản tiếng là do viêm nhiễm đường ở hô hấp trên, do nhiễm trùng cổ họng hoặc bị cảm lạnh gây ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu bạn thấy tình trạng giọng nói bị khản đặc khó phát âm hay phát âm yếu hơi thì bạn nên để ý và nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa Tai mũi họng thăm khám, vì rất có thể đây là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản, viêm phổi

Tình trạng khản tiếng ở những đối tượng hút thuốc và uống rượu nhiều thường có nguy cơ cao mắc ung thư thanh quản. Lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng: khản giọng, đau họng, đau tai, hay có cảm giác nuốt vướng trong cổ họng, đôi khi thấy khó thở. Bên cạnh đó, những căn bệnh ác tính như ung thư phổi hoặc ung thư tuyến giáp cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến các dây thanh quản và làm khản giọng.

Khản tiếng do trào ngược dạ dày – thực quản gây nên

Chứng trào ngược dạ dày - thực quản thường gây ra tình trạng khản tiếng. Nhưng 1 điều bất cập là rất nhiều người bệnh đi khám và nhiều bác sĩ khi kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân chỉ kê thuốc điều trị chứng trào ngược dạ dày-thực quản nhưng lại bỏ qua tình trạng khản tiếng. Chính sự thiếu xót này là nguyên nhân dẫn đến những bệnh trầm trọng nguy hiểm hơn như ung thư thanh quản.

Khản tiếng do teo dây thanh

Ở những đối tượng người cao tuổi từ 60 trở lên, dây thanh quản bắt đầu vào giai đoạn teo dần, đây chính là nguyên nhân làm cho giọng nói có thể yế đi và khản giọng. Chính vì điều này, rất nhiều người cao tuổi thấy ngại khi phải tiếp xúc trò chuyện với người khác và không cảm thấy thoải mái khi đi ra ngoài, có rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng này đã bị cô lập với gia đình và xã hội, nhiều người trở lên lãnh cảm với cuộc sống.

Mắc các bệnh tự miễn cũng có thể biểu biện bằng tình trạng khản tiếng

Một số bệnh ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch gây ra viêm dây thanh làm cho giọng nói bị khản. Nghiêm trọng hơn là hội chứng Sjogren – đây là một rối loạn miễn dịch mang tính chất suốt đời, ảnh hưởng không tốt đến tuyến nước mắt và tuyến nước bọt làm cho miệng, cổ họng luôn bị khô rát. Có 1 số bệnh tự miễn liên quan đến tình trạng khản giọng như: viêm đa cơ, xơ cứng bì, lupus và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh toàn thân cũng gây ra khản, mất tiếng như: bệnh nhược cơ, rối loạn thần kinh trung ương, thiểu năng tuyến giáp trạng hoặc liệt hành tủy,...

Một số cách đơn giản bảo vệ giọng nói, phòng ngừa tình trạng khản tiếng

- Trước tiên cần uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-3 lít.

- Không hút thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc, hạn chế tối đã rượu bia, cafein vì chúng có thể làm khô cổ họng và gây kích ứng vùng họng.

- Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, chua, cay vì nó có thể gây kích thích cổ họng và có thể tạo ra chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

- Với những người thường xuyên phải làm việc trong phòng máy lạnh, nên xịt nước muối vào cổ họng mỗi giờ để tránh cổ họng bị khô.

- Tránh mặc quần áo đang ướt mồ hôi rồi vào luôn phòng máy lạnh, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm...

- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần, thậm chí mỗi giờ có thể súc miệng 1 lần. Cũng có thể pha mật ong trong sữa tươi và hâm nóng để uống chậm từng ngụm, có thể uống nhiều lần trong ngày.

Lời khuyên của chuyên gia

Khi có những thay đổi về giọng nói như khản tiếng, mất tiếng mà không phải do viêm đau họng gây ra, hoặc trường hợp khản tiếng kéo dài trên 2 tuần bạn nên đến chuyên khoa Tai mũi họng để tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, từ đó tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp.

Các chuyên gia cũng cảnh báo: Sẽ thật sai lầm nếu bạn bị khản tiếng kéo dài mà chủ quan cho rằng đó chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường. Nhìn chung, tình trạng khản tiếng thường là triệu chứng của những bệnh lành tính, tuy nhiên người bệnh cũng nên cảnh giác với những trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng kéo dài.

Xu hướng sử dụng thảo dược trong điều trị khản tiếng, mất tiếng

Ngày nay, xu hướng lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng khản tiếng đang được nhiều bác sĩ và người bệnh tin dùng bởi tính an toàn trong sử dụng và hiệu quả bền vững trong điều trị. Nổi bật nhất là việc sử dụng cây rẻ quạt trong việc điều trị tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, đặc biệt là tình trạng khản tiếng, mất tiếng...