Theo thống kê, khản tiếng, mất tiếng là tình trạng thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói thường xuyên như: Giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, nhân viên tư vấn,... Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Phải làm gì để cải thiện khản tiếng, mất tiếng hiệu quả và an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn!
Làm 4 nghề này khó tránh khỏi khản tiếng, mất tiếng
Hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm vần, thậm chí nói không thành tiếng là những biểu hiện của chứng khản tiếng, mất tiếng. Tình trạng này thường phổ biến ở những người có đặc thù công việc phải nói to, nói nhiều, nói thường xuyên, tiêu biểu như:
Giáo viên
Theo thống kê, số lượng giáo viên bị khản tiếng, mất tiếng tương đối lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các thầy cô giáo thường phải giảng bài nhiều giờ liền, tiếp xúc với bụi phấn hàng ngày nên niêm mạc thanh quản luôn kích ứng, sức đề kháng dây thanh âm suy yếu dần, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm kéo dài, hình thành nên những tổn thương mạn tính như: Viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh,... gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Bà Chuyền trong câu chuyện dưới đây là một minh chứng điển hình cho thông tin này.
Là một giáo viên mầm non từ thời bao cấp, sau khi về hưu, bà Nguyễn Thị Chuyền (sinh năm 1969, trú tại số nhà 2B, ngõ 50/59/23 đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) từng có một thời gian dài khổ sở vì tình trạng khản tiếng, mất tiếng.
Bà chia sẻ: “Triệu chứng ban đầu của tôi là ho nhỏ, hay hắng giọng, ho khan, không có đờm. Vài ngày sau, cổ họng tôi đau nhẹ, khàn giọng nhưng vẫn phát âm được. Nhưng sau đó, giọng tôi trở nên khàn đặc, nhiều khi không thể ú ớ thành tiếng, muốn nói thều thào cũng không được, như người câm vậy! Do không tìm được phương pháp điều trị đúng cách, cộng với công việc bận rộn nên tình trạng khản tiếng trở thành mạn tính. Cứ trái gió trở trời là giọng tôi lại khàn đặc, tái phát liên tục chỉ sau một thời gian ngắn”.
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Bên cạnh giáo viên, những nhân viên chăm sóc khách hàng cũng có nguy cơ cao bị khản tiếng, mất tiếng. Bởi đây là công việc đòi hỏi sự giao tiếp chủ động cùng khách hàng qua điện thoại hoặc nói chuyện trực tiếp. Để khiến khách hàng tin tưởng và đưa đến quyết định bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, phụ thuộc rất lớn vào những lý lẽ mà các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể đưa ra. Việc thuyết phục này ngoài sự am hiểu kiến thức, kỹ năng nói chuyện còn cần tới một chất giọng khỏe mạnh, tự tin, trong sáng để có thể nói trong nhiều giờ liền. Và điều này cũng là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khản tiếng, mất tiếng do nói nhiều sau một thời gian dài làm việc.
Ca sĩ
Ngoài giáo viên, nhân viên chăm sóc khách hàng thì ca sĩ cũng là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng khản tiếng, mất tiếng.
Bởi lẽ, lượng công việc của họ thường rất “đồ sộ”, có thể phải tham gia show, biểu diễn liên tục trong nhiều giờ mà không đủ thời gian nghỉ ngơi. Do vậy, những tổn thương ở đây là điều khó tránh khỏi, gây khản tiếng, mất giọng thường xuyên.
Người dẫn chương trình
Là “người của công chúng”, những MC, phát thanh viên luôn phải “làm việc” với áp lực cực kỳ lớn. Với họ, giọng nói cần trong sáng, dễ nghe, đủ sức thuyết phục quý khán thính giả. Thế nhưng, họ lại dễ bị chứng khản tiếng “ghé thăm” do thanh quản luôn phải “làm việc” quá sức, nên dễ bị viêm nhiễm và sưng to lên, bịt lấy khí quản. Điều này thậm chí còn khiến các MC cảm thấy nghẹt thở, hít vào có tiếng rít, nói khó khăn, kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm, mệt mỏi.
Tại sao những người làm nghề nói nhiều lại dễ bị khản tiếng, mất tiếng?
Có thể thấy, những người làm “nghề nói nhiều” khó tránh khỏi tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Theo giải thích của các chuyên gia hô hấp đầu ngành, khản tiếng, mất tiếng có thể là triệu chứng điển hình của viêm thanh quản, viêm họng,... Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường độc hại, cơ địa dị ứng, bệnh lý trào ngược axit dạ dày - thực quản, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn đồ cay nóng cũng có thể dẫn đến tình trạng khản tiếng.
Bên cạnh đó, khản tiếng, mất tiếng phổ biến hơn ở các giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình,... là do áp lực, đặc thù công việc khiến những người này sử dụng giọng nói liên tục, buộc dây thanh phải hoạt động quá sức mà không được nghỉ ngơi. Từ đó khiến sứcđề kháng dây thanh âm suy yếu, dễ bị các yếu tố bất lợi, chủ yếu là virus, vi khuẩn tấn công, dẫn đến sưng viêm kéo dài, dần hình thành những tổn thương thực thể như: Viêm thanh quản mạn, hạt xơ, polyp, u nang dây thanh,...
Với trường hợp của bà Chuyền trong câu chuyện trên, vốn là một giáo viên mầm non, thường xuyên nói, dạy dỗ, quản lý số lượng các em nhỏ rất đông, lại rất yêu thích ca hát, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ tập thể nên việc dây thanh âm không có thời gian nghỉ ngơi, suy yếu dần, tổn thương, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng tái phát nhiều lần cũng là điều khó tránh khỏi.
Sản phẩm thảo dược giúp đẩy lùi khản tiếng, mất tiếng an toàn, hiệu quả
Có thể nhận thấy, nguyên nhân sâu xa khiến những người làm nghề phải nói nhiều như bà Chuyền gặp phải tình trạng khản tiếng, mất tiếng là do sức đề kháng dây thanh âm suy yếu, dễ bị các yếu tố bất lợi tác động, dẫn đến sưng viêm. Chính vì vậy, mục tiêu điều trị cho tình trạng này được đặt ra là:
- Trước hết, cần cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, nói nhanh mệt, lấy lại giọng nói trong sáng.
- Sau đó, hướng tới cải thiện các tổn thương mạn tính, tăng cường sức đề kháng dây thanh, ngăn ngừa khản tiếng, mất tiếng tái phát bền vững.
Hiện nay, tây y vẫn là phương pháp được nhiều người nghĩ tới đầu tiên để điều trị khản tiếng, mất tiếng. Thế nhưng, đây chưa phải là biện pháp tối ưu vì vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định.
Cụ thể, việc sử dụng thuốc tây thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng trước mắt chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, không giúp ngăn ngừa khản tiếng tái phát. Bên cạnh đó, dùng thuốc kéo dài thường gây ra những tác dụng phụ như:
- Kháng thuốc: Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, trong một số trường hợp còn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh tại đường ruột. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm, khản tiếng dễ tái phát hơn.
- Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau thường dẫn đến tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét dạ dày, rối loạn quá trình tạo máu, hoặc gây hại cho gan - thận,...