Như chúng ta đã biết cơ quan giúp cho chúng ta có thể phát âm và tiếng nói là thanh quản, trong đó 2 dây thanh là bộ phận chính giúp phát ra âm thanh để con con người có thể nói và giao tiếp bình thường. Cặp dây thanh này được bao phủ một lớp niêm mạc mỏng khi lớp niêm mạc này bị viêm hay bị phù nề, sưng do một nguyên nhân nào đó sẽ gây khản tiếng, mất tiếng và khó nói.
Có nhiều nguyên nhân gây phù nề thanh quản, có thể do viêm hay không viêm. Trong đó những triệu chứng như khàn tiếng, mất tiếng, khó nói, khó nuốt.. là những triệu chứng khó chịu do phù nề thanh quản gây ra cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây phù nề thanh quản gây khàn tiếng, khó nói, mất tiếng
Phù nề do viêm nhiễm:
- Phần lớn lớp tổ chức dưới niêm mạc rất lỏng lẻo, dễ bị dịch thâm nhiễm gây phù nề gây viêm tổ chức dưới niêm mạc nguyên nhân gây viêm có thể do nhiễm lạnh, do vi khuẩn, sau đợt cúm, chấn thương hay apxe họng….
- Những người phải sử dụng nhiều đến giọng hàng ngày: ca sĩ, giáo viên… hay môi trường ô nhiễm nhiều bụi, hóa chất.., người hút thuốc lá, rượu, sức khỏe suy giảm … gây phù nề thanh quản dẫn đến trình trạng khản tiếng, mất tiếng, khó nói, nặng có thể dẫn tới khó thở.
Phù nề không do viêm nhiễm:
- Do dị ứng thời tiết, thức ăn…, cao huyết áp, thiểu năng tim mạch, rối loạn chức năng thận, do ứ trệ tuần hoàn bạch huyết do khối u chèn ép ở vùng cổ hay ngưc.
- Do chấn thương thanh quản cho chấn thương cơ học, nhiệt hoc, hóa học hay không chịu được thuốc ở những người uống iodua…
- Phù nề thanh quản nếu không tìm được nguyên nhân còn gọi là phù thanh quản vô căn.
- Triệu chứng của phù nề thanh quản
- Phù nề thanh quản thường có các triệu chứng sốt ( nguyên nhân do viêm), khó nuốt, đau mình như trong viêm họng, nhiều nước bọt, cảm giác vướng ở cổ họng, giọng khàn, khó nói, nặng có thể có khó thở.
Điều trị các triệu chứng đau họng, khàn tiếng, khó nói, .. do phù nề thanh quản gây ra thế nào?
Đau họng, khó nuốt, khó nói, khàn tiếng là những triệu chứng khó chịu hay gặp khi mắc phù nề thanh quản. Người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giữ ấm vùng cổ, và đặc biệt nên hạn chế nói, nói to, nói nhiều, không uống nước quá nóng, quá lạnh, không nên uống rượu bia, không ăn các loại thức ăn có tính cay, nóng, kích thích, nếu phù nề do dị ứng cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng…
Đồng thời, có thể dùng kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh do bác sỹ điều trị chuyên khoa tai – mũi – họng kê đơn. Nếu xuất hiện tình trạng khó thở cần đến ngay các cơ sở y tế, chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời.