Giáo viên là một công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói liên tục, đó là công cụ để làm việc của những người theo công việc này. Tuy nhiên, theo 1 nghiên cứu tại Bỉ được đăng Tạp chí Journal of Voice năm 2011, có tới 51% giáo viên bị rối loạn giọng nói như khản tiếng, mất tiếng – đó có lẽ là hậu quả của “bệnh nghề nghiệp” này!

Giáo viên là 1 trong những nghề dễ bị khản tiếng nhất

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia Tai – mũi – họng Bệnh viện Đại học Ghent, Bỉ khảo sát trên hai nhóm: Nhóm 1 gồm 994 người là giáo viên và nhóm đối chứng có 290 người không làm công việc liên quan đến sử dụng giọng nói nhiều. Toàn bộ những người tham gia nghiên cứu phải hoàn thành một loạt câu hỏi thăm dò về tình trạng phát âm và phương pháp điều trị khi giọng nói gặp vấn đề. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra kiến ​​thức mà giáo viên có được về cách chăm sóc giọng nói và cách giải quyết khi bị khản tiếng, thậm chí là bị mất tiếng.

Kết quả nghiên cứu cho kết quả: ở nhóm giáo viên có vấn đề về giọng nói cao hơn đáng kể (khoảng 51%) so với nhóm đối chứng (khoảng 27%). Trong số đó, giáo viên nữ mắc rối loạn giọng nói cao hơn nhiều so với giáo viên nam (38% so với 13%); Cũng theo kết quả khảo sát đưa ra, có 25,4% giáo viên chủ yếu là giáo viên nữ đã tìm cách tự điều trị hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm y tế, có đến 20,6% trong số này phải nghỉ ít nhất một ngày làm việc vì gặp phải vấn đề về rối loạn giọng nói.

Khi bị rối loạn giọng nói, thường xuất hiện những dấu hiệu khản tiếng, mất tiếng, tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như công việc giảng dạy của những người làm nghề giáo viên. Có rất nhiều giáo viên cần đến sự can thiệp của các phương pháp y tế và nhiều người đã buộc phải nghỉ làm vì vấn đề giọng nói của mình.

Thông qua nghiên cứu trên, các chuyên gia khuyến cáo mạnh mẽ về kiến thức liên quan đến phương pháp điều trị những rối loạn thường gặp trong giọng nói. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh, không chỉ với người làm nghề giáo viên mà những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều như ca sĩ, phát thanh viên, dẫn chương trình, tư vấn bán hàng cũng cần phải chú ý đến vấn đề phòng ngừa và điều trị tình trạng liên quan đến giọng nói của mình.

Vậy người làm nghề giáo viên cần phòng ngừa và điều trị khản tiếng như thế nào?

Hiện nay, không chỉ trên thế giới mà tình trạng rối loạn giọng nói tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến ở giáo viên cũng như một số người có công việc phải sử dụng giọng nói nhiều. Chính vì vậy, để giúp bảo vệ giọng nói và giảm thiểu tối đa nguy cơ của “bệnh nghề nghiệp” này, những người làm nghề giáo viên cần chú ý một số lời khuyên hữu ích sau:

- Hạn chế tối đa việc phải nói to và nói nhiều, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ khi nói như micro, loa…

- Sắp xếp, bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, có thể giảm bớt số tiết giảng dạy trong ngày nếu đang gặp phải tình trạng khản tiếng.

- Trong phòng học không nên để không khí quá khô (nhất là khi đang sử dụng điều hòa).

- Nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối, đi ngoài cần đeo khẩu trang, tránh hút thuốc lá và không nên uống nước lạnh.