Khàn tiếng tuy chỉ là “bệnh vặt”, nhưng có thể gây không ít rắc rối cho mọi người, nhất là với những ai thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều trong công việc. Ngoài phương pháp chữa trị theo y học hiện đại, người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa khàn tiếng bằng những bài thuốc y học cổ truyền cũng rất công hiệu.

Nguyên nhân gây khàn tiếng là gì?

Trong cuộc sống, rất nhiều người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như: Người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng… khiến dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến tổn thương dây thanh âm. Ngoài ra, làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu… cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây khàn tiếng.

Theo y học hiện đại: Khàn tiếng do thanh quản bị tổn thương gây nên.

Còn theo Đông y: Khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh.

Đông y cổ đại gọi khàn tiếng là “hầu âm”. Bệnh phát nhanh, khàn tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm”, còn kéo dài lâu ngày (mạn tính) gọi là “cửu âm”. Còn với Đông y hiện đại, khàn tiếng có tên là “Thanh á”, còn mất tiếng gọi là “Thất âm”.

Khàn tiếng có liên quan mật thiết tới chức năng của hai tạng là Phế và Thận (Phế chủ khí, là động lực tạo ra âm thanh; Thận chủ nạp khí, giúp thở sâu và là nguồn gốc của âm thanh).

Mẹo chữa khàn tiếng bằng các bài thuốc Đông y

Theo Đông y, để điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh mới có thể giải trừ căn nguyên của bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có hiệu quả tốt trong điều trị chứng khàn tiếng, mất tiếng:

Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ

Theo Đông y, giá đỗ có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt… Có thể sử dụng chữa khàn tiếng, mất tiếng do “phong nhiệt”. Tình trạng này biểu hiện bởi những triệu chứng kèm theo như: Đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc; tắc mũi, chảy nước mũi đục; đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Thực hiện: Lấy 300g – 500g giá đỗ, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Khi vừa bị khàn tiếng, nếu áp dụng ngay cách này thì một lúc sau tiếng nói sẽ trở lại bình thường.

Bài thuốc dùng trái sung

Trái sung vị ngọt chát, tính mát. Khi họng bị đau, ăn sung sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Có thể sử dụng sung theo một số cách sau:

– Trái sung 30g, thêm một lượng đường phèn, sắc nước uống sẽ chữa khàn tiếng do viêm họng mạn tính.

– Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng để chữa khàn tiếng kèm theo đau rát họng, bệnh do phong nhiệt.

– 15-20g trái sung, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên để phòng ngừa viêm họng cấp và khàn tiếng.

Bài thuốc dùng củ gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm. Có tác dụng giải cảm, ấm phổi, trừ ho, giải độc… Trường hợp khàn tiếng do “phong hàn” – Biểu hiện qua những triệu chứng như: Sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, đau mình, nghẹt mũi, ho, đờm trong, loãng, mũi chảy nước trong, rêu lưỡi trắng mỏng, có thể sử dụng theo một số cách sau:

– Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.

– Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa khàn tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp.

– Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, đun sôi một lát, sau cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm.

– Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (lấy cả rễ). Tất cả rửa sạch, cho chung vào ấm sắc lấy nước uống.

Một vài lưu ý có thể giúp bạn giảm khàn tiếng

- Để giọng của bạn được nghỉ ngơi một vài ngày: Tránh nói và la hét, huýt sáo vì nó sẽ làm căng dây thanh âm.

- Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng cũng như giữ ẩm niêm mạc hô hấp.

- Tránh cafein và rượu: Vì chúng có thể làm khô họng và làm khàn tiếng nặng hơn.

- Sử dụng máy làm ẩm không khí: Nó sẽ giúp thông thoáng đường thở.

- Tắm nước ấm: Hơi nước ấm cũng sẽ giúp làm ẩm và thông thoáng đường thở.

- Dừng hoặc hạn chế hút thuốc: Thuốc lá sẽ làm khô và ngứa họng.

- Làm ẩm họng bằng cách ngậm viên ngậm hoặc nhai kẹo cao su: Giúp tăng tiết nước bọt nên làm dịu cổ họng.

- Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng từ môi trường: Dị ứng có thể làm nặng thêm tình trạng khàn tiếng.

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện khàn tiếng hiệu quả

Bên cạnh các mẹo chữa khàn tiếng kể trên, các chuyên gia đầu ngành Tai – Mũi - Họng cũng khuyên bệnh nhân nên sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị khàn tiếng hiệu quả hơn. Bởi khi sử dụng các thảo dược như xạ can (rẻ quạt), bồ công anh, bán biên liên, sói rừng sẽ giúp tiêu viêm, giảm phù nề niêm mạc, trị đau rát lại thanh nhiệt, giải độc, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây viêm thanh quản.