Mùa đông, thời tiết trở lạnh kéo dài, là môi trường thuận lợi cho bệnh viêm amidan phát triển.  Theo thống kê tỷ lệ bị bệnh khoảng 10% dân số. Viêm amidan rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em.. 

Họng là nơi tập trung nhiều các tổ chức lympho. Tại một số vùng của họng các tổ chức lympho tập trung lại thành từng đám gọi là các amidan hay các hạnh nhân, các amidan quây lại thành vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: amidan vòm (V.A), amidan vòi, amidan khẩu cái (thường gọi tắt là amidan), amidan lưỡi và hạch Gillet. Các amidan này sản xuất ra các tế bào lympho T và B tham gia vào miễn dịch tế bào để bảo vệ cơ thể, trong đó quan trọng nhất là amidan vòm (V.A) và amidan khẩu cái (amidan). Viêm amidan hay gặp ở trẻ lớn (trên 7 tuổi) và người lớn.

Điều trị viêm amidan cũng phụ thuộc vào giai đoạn của viêm amidan là cấp hay mạn tính.

Viêm amidan cấp được chia làm hai loại là viêm amidan cấp đỏ (do virut) và viêm amidan cấp trắng (cấp mủ - do vi khuẩn).

Nguyên nhân gây viêm mũi họng thường là do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh). Một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu b tan huyết nhóm A (khoảng 20%).

Điều trị viêm amidan cấp trắng (do vi khuẩn) ở trẻ em 

Toàn thân: 

Kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay sử dụng nhất là b lactam như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine... có hoạt tính trên phần lớn các chủng gram dương và gram âm, thuốc có nhiều đặc tính ích lợi và hữu hiệu với tác động diệt khuẩn chống lại nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, bao gồm các chủng sản xuất b - lactamase.  

Nếu nghi ngờ viêm amidan do nguyên nhân liên cầu b tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần. 

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. Liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.

 - Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase.

- Thuốc giảm ho.

 Tại chỗ: 

- Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%... 

- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine 

Trong trường hợp viêm amidan mạn:

Bệnh nhân thường có những cơn tái phát cấp tính khi gặp điều kiện thuận lợi như khí hậu thay đổi trở nên lạnh, viêm họng, viêm xoang gây tái phát viêm amidan, làm việc quá sức, môi trường ô nhiễm… Lúc này bác sỹ sẽ dùng thuốc điều trị viêm amidan giống như cơn cấp, chính điều này bệnh nhân bị viêm amidan mạn sẽ phải dùng thuốc tây kéo dài, nhiều đợt trong năm dẫn đến nhiều tác dụng phụ, gây nhờn thuốc, người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo âu.

Mục tiêu điều trị viêm amidan mạn là ngăn chặn tái phát cơn cấp, ổn định tình trạng bệnh, giảm tác dụng phụ của thuốc nếu phải sử dụng, để kiểm soát tốt người bệnh nên ưu tiện lựa chọn đông y điều trị bệnh. Trên thực tế có rất nhiều thảo dược có tính kháng khuẩn, giảm viêm sưng phù nề rất tốt như Rẻ quạt, Bồ công anh,… Nếu dùng lâu dài sẽ ổn định tình trạng bệnh và khả năng hồi phục cao.

Người bệnh cần xây dựng thói quen tốt: Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, tránh tiếp xúc môi trường khói bụi, lạnh, ô nhiễm, vệ sinh mũi họng mỗi ngày là cách quan trọng để phòng ngừa tái phát tốt nhất.