Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính vùng họng, bệnh nhân có cảm giác như có dị vật trog họng, ngứa họng, ho khan, khạc đàm đặc biệt vào buổi sáng. Đối với bệnh nhân viêm họng mạn cần điều trị lâu dài vì vậy việc chọn lựa các phương pháp điều trị sao cho an toàn và hiệu quả lâu dài và điều quan trọng.
Viêm họng mạn tính có hai loại: là viêm họng mạn tính xuất tiết và viêm họng mạn tính quá phát.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh:
Nhiễm trùng tái phát đi tái phát lại xủa vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm trùng họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.
Viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm trùng họng. Nguyên nhân thở bằng mồm thường là:
+ Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi.
+ Tắc ở vùng vòm họng: Do u vòm hoặc VA quá phát.
+ Do vẩu răng, làm môi khép không kín.
+ Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
Do các kích thích mạn tính như: Hút thuốc là, uống rượu bia nhiều, thức ăn cay nóng nhiều.
Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
Triệu chứng của viêm họng mạn tính rất khác nhau tùy từng người:
Người bị viêm họng mạn luôn có cảm giác khó chịu vùng họng, khạc đàm thường xuyên, ho khan, nhiều
Đau họng hoặc cảm thấy khó chịu vùng họng, đặc biệt là cảm giác này rất rõ rệt vào buổi sáng.
Cảm giác như có dị vật ở trong họng, bệnh nhân thường cố khạc hoặc súc họng cho dị vật ra.
Nói mệt: Bệnh nhân không thể nói trong thời gian dài, hoặc nói nhiều cảm thấy ngứa họng, tiếng nói có thể mất chất lượng và có thể bị vỡ vụn.
Ho: Do kích thích họng bệnh nhân ho nhiều và ho khan.
Dấu hiệu khi thăm khám:
Với viêm họng xuất tiết: có thể xung huyết thành sau họng bởi các mạch máu nổi, hình thành trụ giả ở thành sau họng. Có dịch nhầy bao phủ niêm mạc họng.
Với viêm họng quá phát: Thành họng nề, dầy, xung huyết, thành sau họng nổi nhiều hạt lympho đỏ quá phát. Lưỡi gà dài ra và phù nề.
Điều trị viêm họng mạn tính:
Khi xác định được nguyên nhân gây viêm họng mạn tính cần phải điều trị loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh.
Hạn chế nói để giảm thiểu khó chịu và những thay đổi của giọng nói. Súc họng vệ sinh thường xuyên. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ nóng cay.
Súc họng hoặc khí dung nước muối ấm vào buổi sáng làm giảm khó chịu cho vùng họng.
Đốt họng hạt: Bằng laser hoặc đông điện, hoặc bằng nitrat bạc 10-25%.
Viêm họng mạn tính có rất nhiều nguyên nhân. Khi phát hiện được nguyên nhân cần điều trị nguyên nhân trước. Đồng thời loại bỏ một số thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn thức ăn quá cay hoặc nóng cũng làm giảm được nguyên nhân gây viêm họng mạn tính.
- Để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và giảm các biểu hiện ho, khạc đờm, đau họng kéo dài thì trong đông y có các vị thuốc thảo dược như Rẻ quạt được biết đến như loại kháng sinh thực vật đặc trị viêm đường hô hấp, Bồ công anh có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, giảm ho hiệu quả… Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dược , cho ra đời các sản phẩm thảo dược tiện dụng dùng hiệu quả là sản phẩm với các thành phần như Rẻ quạt, Bồ công anh, Sói rừng, Bán biên liên dùng cho các đối tượng viêm thanh quản mạn, viêm họng mạn, viêm amidan mạn.