Khản tiếng là hiện tượng biến đổi âm sắc với các biểu hiện như tiếng phát ra rè rè, giọng nói thều thào thậm chí mất tiếng. Vậy khi bị khản tiếng thì người bệnh sẽ phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào và lúc đó, uống có giúp cải thiện tình trạng không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Thế nào là khản tiếng?
Khản tiếng là tình trạng hay gặp ở nhiều người. Đó là khi bạn bị tổn thương ở thanh quản, lúc phát âm, hai dây thanh không khép kín được và kết quả là khản tiếng.
Nguyên nhân của triệu chứng khản tiếng là do xung huyết, viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh hoặc polyp dây thanh. Tình trạng này còn hay gặp ở những người thường xuyên phải nói nhiều, chẳng hạn như giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ, người hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm có bệnh lý về viêm họng, amidan, viêm mũi xoang mạn tính, trào ngược dạ dày…
Ngoài ra, tình trạng khản tiếng có thể là do tổn thương dây thần kinh trong phẫu thuật bướu cổ, chấn thương thanh quản hoặc tổn thương não…
Khản tiếng không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp và sức khỏe của người mắc mà còn gây biến chứng polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh hoặc ung thư thanh quản nếu không điều trị kịp thời.
Bị khản tiếng gây ảnh hưởng như thế nào?
Khi bị khản tiếng, hàng loạt các hệ lụy sẽ xảy ra khiến người bệnh “khóc dở, mếu dở”. Dưới đây là những ảnh hưởng cụ thể từ tình trạng này:
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Vùng cổ như có vật lạ tồn tại làm người bệnh khó chịu, muốn khạc nhổ. Nếu khạc không đúng cách có thể khiến viêm nhiễm trở nên nặng hơn, làm bệnh nhân thường xuyên ngáy lúc ngủ.
Gây ra tình trạng hôi miệng: Dịch tiết ra từ ổ viêm sẽ làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh, môi trường ẩm ướt, nhiệt độ của niêm mạc họng bị giảm xuống, vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công sâu vào bên trong làm tăng viêm. Nếu để lâu sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm thanh quản mạn, viêm thận… Ngoài ra, do ngại giao tiếp nên tuyến nước bọt hoạt động kém, không thể tiêu diệt vi khuẩn nên chúng sinh sôi, nảy nở nhanh và gây hôi miệng.
Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và nuốt: Khản tiếng, sưng viêm làm cho người bệnh luôn cảm thấy vùng họng khó chịu, chỉ cần nói nhiều một chút, là ngứa ở họng, đau phát sốt. Rất khó khăn trong nói chuyện hay nuốt nước bọt, luôn thấy khô họng phải uống nước. Nói nhanh mệt và hay bị hụt hơi nên rất ngại giao tiếp.
Cũng bị ảnh hưởng bởi chứng khản tiếng, bà Vũ Thị Huệ (SN 1952 - Trú tại số nhà 16 đường Hùng Vương, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang - SĐT: 0352 876 202) đã phải trải qua những năm tháng vất vả do không thể giao tiếp. Bà Huệ tâm sự: “Tôi làm kinh doanh buôn bán nên giao tiếp rất quan trọng. Tôi lại yêu văn nghệ, thích ca hát nên khản tiếng xuất hiện với tôi như một cực hình. Lúc đầu khản tiếng, nhẹ, sau khản nhiều, nói phải “gằn từng chữ” mới ra còn hát thì chịu. Hồi đó tôi mệt lắm. Hôm nào mà mất ngủ thì hôm sau nói càng khản, thậm chí không ra tiếng”.
Bị khản tiếng lâu ngày phải làm sao?
Ảnh hưởng của khản tiếng tới đời sống là không hề nhỏ nhưng nếu bạn chú ý hơn và sớm có biện pháp bảo vệ cổ họng thì tình trạng này sẽ được đẩy lùi. Bạn nên:
- Tránh nói nhiều, nói to tiếng.
- Súc miệng nước muối hàng ngày; giữ ấm vùng cổ; hạn chế rượu bia và hút thuốc để không viêm nhiễm vùng hầu họng - thanh quản.
- Nếu mới bị khản tiếng, bạn nên sử dụng ngay nước giá luộc, các món thanh nhiệt. Tuyệt đối không ăn thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều vì càng khiến tình trạng khản tiếng nặng nề hơn do niêm mạc thanh quản bị kích ứng.
- Áp dụng những bài thuốc đơn giản có ngay trong gian bếp để chữa khản giọng lâu ngày như:
+ Chữa khản tiếng bằng chanh, gừng, muối
Bạn có thể áp dụng bằng cách pha nước gừng, cho thêm muối và chanh vào. Sau đó, sử dụng nước này uống hàng ngày cải thiện khản tiếng, giảm nhanh triệu chứng khó chịu như ngứa rát ở cổ họng.
+ Súc miệng bằng chanh muối và trà xanh
Pha một cốc trà xanh đầy. Sau đó thêm 2 muỗng cà phê muối và nước cốt chanh. Sử dụng nước này để súc miệng 3-4 lần/ngày. Biện pháp này làm dịu cảm giác khó chịu, nhanh chóng tiêu diệt những độc tố gây ra khản giọng.
+ Chữa khản tiếng bằng rẻ quạt
Bạn chỉ cần dùng 3-6g rẻ quạt đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Hoặc đơn giản hơn, tán rẻ quạt thành bột, vo thành viên và ngậm. Một cách khác, bạn có thể dùng rễ rẻ quạt rửa sạch, đem nhúng qua nước sôi rồi giã nát cùng với chút muối. Hàng ngày ngậm nước cốt này trong vài phút để đẩy lùi khản tiếng.