Trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp ngoài việc dùng các thuốc điều trị, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân súc miệng, rửa mũi bằng nước muôi. Tuy nhiên việc sử dụng đúng cách thì mới đem lại hiệu quả cao
Như chúng ta đã biết họng nằm ở ngã tư đường thở, thường xuyên tiếp xúc với môi trường thông qua mũi và miệng. Họng được che phủ bởi lớp tế bào niêm mạc biểu mô cùng với các thụ cảm thần kinh nên rất nhạy cảm với mùi vị. Do cấu tạo và vị trí, nó dễ nhiễm tạp khuẩn, nấm và chịu tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn và dẫn đến viêm. Tuy nhiên nếu mỗi ngày chúng ta đều vệ sinh mũi họng sạch sẽ thì vi khuẩn, vi rút khó có cơ hội tấn công gây
Pha nước muối: Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Thực ra, cơ thể luôn ở trạng thái pH trung tính nên nồng độ các dung dịch súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù hợp, rất dễ gây tổn thương các tế bào. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể, vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng, mũi xoang vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh).
Cách rửa mũi Có nhiều phương pháp rửa mũi khác nhau, sau đây là một phương pháp đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện rửa mũi tại nhà từ một đến hai lần vào lúc tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi thức dậy với ống tiêm 25ml như sau:
Bước 1: đứng trước bồn rửa mặt, nghiêng người về phía trước và nghiêng qua một bên.
Bước 2: Dùng ống tiêm 25ml bơm mạnh nước muối vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Bạn có thể lặp lại 3-5 lần.
Bước 3: sau đó đổi bên.
Đối với họng: Sau cùng bạn có thể dùng nước muối này súc miệng khò họng 3-5 lần để làm sạch niêm mạc vòm mũi họng, họng, các ngóc ngách amiđan và hạ họng thật sạch.