Đười ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora. Đặc điểm của cây đười ươi là chỉ mọc ở miền Nam, không có ở miền Bắc, vì thế nó còn có tên là an nam tử (tử là hạt). Ở Trung Quốc, đười ươi có tên gọi là đại phát tử (vì hạt đười ươi nở thật to khi gặp nước). Dân gian hay dùng riêng trái đười ươi, hay kết hợp với hạt é ngâm nước có pha ít đường dùng để giải khát. Còn trong y học (cả thuốc Nam và thuốc Bắc), đười ươi có tác dụng chính là thanh nhiệt (làm mát cơ thể), dùng chữa trị đau và khô cổ họng, khàn tiếng, tắt tiếng, da khô do nóng nhiệt, chữa ho (lưu ý, chỉ dùng trong trường hợp ho khan; còn ho có đàm thì không được dùng)...

Cây đười ươi còn có tên là cây lười ươi, cây thạch, cây ươi. Theo y học cổ truyền, đười ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng. Trái đười ươi dùng chủ trị trong các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau. Cách dùng thường là ngâm trái vào nước chín cho nở ra rồi dùng; bài thuốc kinh nghiệm được dùng chữa ho, khan tiếng là ngâm trái đười ươi vào nước sôi, uống thay trà trong ngày. Trong dùng chữa bệnh, các nhà chuyên môn cho rằng, cây đười ươi trồng ở VN là có công dụng tốt nhất. Và cần lưu ý, không ăn trái đười ươi khô chưa ngâm nước, vì ăn xong, uống nước, nó nở ra sẽ làm cứng bụng, khó thở.

Cách dùng thông thường: Ta ngâm khoảng 3 hạt ươi bay cho một ly hay dùng để uống bia hiện nay; khi ngâm nếu dùng cho nhiều người thì nên ngâm chung trong một cái soong; chờ khoảng 2-3 tiếng và chú ý là nên ngâm với nước ấm thì ươi sẽ nở nhanh hơn; khi ta dùng cũng hợp vệ sinh hơn. Khi hạt ươi nở ta chờ  quan sát sẽ thầy vỏ tróc ra và có một lớp như lưới màu nâu bao quanh hạt; nhặt hạt và vỏ bỏ ra ngoài ta sẽ có phần còn lại của quả ươi; lấy đó pha với đường cát trắng cho vừa miệng, thêm ít nước  uống vào sẽ rất mát, nếu có thể ta mua ít hạt é (hạt của rau húng quế hay ăn với phở)về ngâm và cho vào dùng chung với hạt ươi thì không có gì thú vị hơn nữa.