Một trong những bệnh lý khá phổ biến về hệ hô hấp là tình trạng viêm amidan chiếm tỉ lệ khá lớn trong số các ca khám bệnh tại chuyên khoa hô hấp. Khi bị viêm amidan, đối với những trường hợp viêm nhẹ sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn bằng thuốc, các bác sĩ chuyên khoa rất hạn chế việc cho phẫu thuật cắt bỏ amidan bởi nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Qua bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị viêm amidan để tránh nguy hiểm có thể xảy ra khi phải cắt amidan.

Viêm amidan là gì?

Amidan là hai khối mô nằm ở mặt sau cổ họng, có vai trò như một bộ lọc để ngăn ngừa vi khuẩn, virus từ không khí đi qua và có thể gây nhiễm trùng. Amidan còn có công dụng sản sinh ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng, nhưng nhiều trường hợp do có quá nhiều virus, vi khuẩn thì chính amidan lại có thể bị nhiễm trùng.

Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào amidan sẽ làm cho niêm mạc amidan bị sưng nề, viêm thậm chí xung huyết, đây chính là tình trạng viêm amidan. Các trường hợp bị viêm amidan có thể được khắc phục sau vài ngày mà có thể không cần phải dùng đến thuốc kháng sinh, nhưng nếu triệu chứng viêm kéo dài trên 1 tuần thì nên nhờ đến sự trợ giúp của các nhân viên y tế.

Viêm amidan có truyền nhiễm không?

Viêm amidan cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm và con đường chính gây ra lây lan là qua đường hô hấp như nói chuyện, hắt hơi. Lúc này các vi khuẩn, virus bay ra ngoài không khí và xâm nhập vào người khác hoặc nhiều trường hợp do tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Với các trường hợp mắc viêm amidan do vi khuẩn có thể được điều trị đơn giản bằng thuốc kháng sinh. Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh khoảng 24 – 48 h thì vi khuẩn sẽ không còn lây nhiễm nữa, nhưng chúng cũng có thể lây truyền sau 2 tuần nếu viêm amidan không được điều trị dứt điểm. Với những trường hợp viêm amidan do virus thường dễ truyền nhiễm trong vòng 7 -10 ngày đầu.

Phẫu thuật cắt amidan có thể dẫn tới tử vong

Khi bị viêm amidan, với các trường hợp viêm nhẹ chưa cần thiết phải cắt amidan, các bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc để điều trị bảo tồn. Giới chuyên khoa rất hạn chế việc chỉ định cắt amidan, chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết như viêm nhiễm nặng, áp xe amidan. Vì cắt amidan có thể gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm, đặc biệt là có thể gây ra tử vong cho người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tử vong và biến chứng sau cắt amidan. Có thể là do thuốc gây mê, gây tê (nhầm thuốc, quá liều thuốc hoặc sốc phản vệ với thuốc) hoặc là tình trạng chảy máu quá nhiều nhưng không được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân có thể gây tử vong là do bệnh nhân có sẵn các bệnh lý như lao phổi, tim mạch... nhưng trước khi phẫu thuật đã không được phát hiện. Sau khi phẫu thuật cắt amidan, các bệnh lý này bộc phát và bệnh nhân tử vong hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh cũng có thể tử vong sau khi phẫu thuật cắt amidan là do các kỹ thuật viên đã rút ống nội khí quản sớm hơn so với phản xạ cũng như sự hồi phục của bệnh nhân. Sau khi rút khoảng một vài phút bệnh nhân có thể vẫn sống do lượng oxy còn sót lại, tuy nhiên sau đó bệnh nhân có thể sẽ bị hôn mê sâu và nếu không được phát hiện có thể gây tử vong.

Một tỉ lệ tử vong không nhỏ sau cắt amidan là do bệnh nhân bị chảy máu vết mổ nhưng phản xạ tự nhiên chưa kịp phục hồi, dẫn đến tình trạng máu chảy ngược vào phổi gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Chính vì quá nhiều biến chứng trước, trong và sau phẫu thuật cắt amidan, do đó các chuyên gia đưa ra lời khuyên là chỉ nên cắt bỏ amidan khi: viêm amidan tái phát nhiều lần (hơn 4 lần/năm), mỗi đợt viêm kéo dài trên 1 tuần hoặc có các biến chứng  như viêm tai giữa, viêm phế quản...

Phương pháp đẩy lùi viêm amidan an toàn và hiệu quả

Chính từ những hậu quả khó có thể lường trước được từ việc phẫu thuật cắt amidan mà ngày nay một phương pháp an toàn đối với các bệnh lý về amidan đó là ngăn ngừa viêm amidan và điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Rất nhiều chuyên gia và người bệnh đã tìm đến sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng phòng và điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng...

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm amidan?

Một số lời khuyên để ngăn ngừa viêm amidan là:

-     Hạn chế tiếp xúc gần với những người bị mắc viêm amidan như ôm, hôn, bắt tay,... Không nên tiếp xúc lâu với những người mắc viêm amidan do vi khuẩn cho đến sau 24h kể từ khi họ bắt đầu dùng kháng sinh.

-     Yêu cầu người bệnh rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Người bệnh nên che miệng hoặc dùng khăn giấy để hắt hơi, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

-     Không nên dùng chung bàn chải đánh răng hoặc những vật dụng cá nhân khác với người bị mắc viêm amidan. Không dùng chung cốc uống nước, không uống cùng một cốc nước với người bệnh.

-     Với những người mắc viêm nên tránh hút thuốc lá vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.