NGHiÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH LÝ VẸO VÁCH NGĂN MŨI VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Nguyễn Tư Thế 

. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Mũi là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong đời sống con người, là cữa ngõ của đường hô hấp, làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Mũi còn có vai trò bão vệ đường hô hấp thông qua phản xạ hắt hơi. Mũi là một trong năm giác quan thực hiện các chức năng khứu giác, cộng hưởng tiếng nói, là mốc quan trọng đánh giá thẫm mỹ của con người.

Dị tật vẹo vách ngăn vào điều trị là một bệnh tương đối phổ biến trong khoa Tai Mũi Họng (TMH) [2,3,4]. Theo Guya Settipane, có khoảng 20% dân số vẹo vách ngăn mũi, trong đó khoảng 1/4 phải sữa chữa lại vách ngăn[8,9],tức 5% dân số trong cộng đồng, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức là 3% vẫn là một tỷ lệ khá lớn.[2]

Vẹo vách ngăn không chỉ gây ngạt mũi, còn nhức đầu và có nhiều biến chứng khác... Do tính quan trọng của mũi, tính phổ biến của bệnh và ảnh hưởng sức khoẻ từ bệnh lý vách ngăn đưa lại vì vậy chúng tôi chọn đề tài: " Nghiên cứu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng bệnh lý vẹo vách ngăn mũi vào khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung ương Huế" nhằm nhận xét dịch tễ và tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và chỉ định phẩu thuật cũng như rút kinh nghiệm cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Tất cả bệnh nhân chẩn đoán vẹo vách ngăn có chỉ định phẩu thuật tại khoa TMH bệnh viện TW Huế, không phân biệt tuổi giới tính địa dư.

a/ Dị hình vách ngăn (vẹo lệch mào gai) qua khám lâm sàng &X quang b/ Ngạt mũi 1 hoặc cả 2 bên

c/ Bệnh nhân bị nhức đầu thường xuyên

d/ Viêm xoang do dị hình vách ngăn gây ra

e/ Giảm hoặc mất khứu giác do bệnh lý vách ngăn

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu dọc mang tính theo dõi thuộc nghiên cứu thuần tập tương

lai không hoàn toàn[5].

Lập phiếu nghiên cứu cho tất cả các bệnh nhân (BN) vào điều trị vách ngăn không phân biệt tuổi giới địa dư, trình độ văn hoá theo các chỉ số chuyên môn về dịch tễ lâmsàng chỉ định phẩu thuật và quá trình điều trị....

Thời gian nghiên cứu từ 6/2000- 6/2002.

So sánh bằng toán thống kê tỷ lệ một tổng thể t-Student và 2 tổng thể Test c 2

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 

Nghiên cứu 102 bệnh nhân điều trị vẹo vách ngăn mũi từ 6.2000 - 6.2002 tại bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có một số kết luận:

- Lứa tuổi điều trị phẩu thuật từ 16-50, nhưng tập trung cao nhất ở tuổi 21-30, (42,2%). nam (67,6%) nhiều hơn nữ (32,4%) (P

- Bệnh xuất thân từ thành thị (68,6%) nhiều hơn nông thôn (31,4%), điều trị mùa nóng (72,5%) nhiều hơn mùa lạnh (27,5%). ( P

- Tỷ lệ không khác nhau giữa các ngành nghề (cán bộ viên chức, học sinh sinh viên...), nhưng có liên quan đến tiền sử chấn thương vùng mũi (71,6%).

- Bệnh gây biến chứng cao là viêm hong (68,6%), viêm xoang (58,8%), sau đó là suy nhược thần kinh (17,6%), viêm tai (6,9%)...

- Chỉ định phẩu thuật dựa vào các triệu chứng cơ năng: Ngạt mũi, nhức đầu, viêm họng, giảm hoặc mất khứu giác và khám có dị hình vách ngăn.

- Mổ xén vách ngăn đơn thuần nhiều hơn phẩu thuật phối hợp.