Amidan (người ta còn gọi là hạnh nhân khẩu cái) là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch và là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm. Amidan hình thành tuyến miễn cách diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh.
Thời gian giao mùa và thời tiết lạnh là lúc đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phải phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp nên amidan sẽ có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên.
Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.
Tuy là cơ quan làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể nhưng amidan là một cơ quan có cấu tạo nhiều khe hốc nên nó có thể làm cho thức ăn ứ động và là ổ trú ngụ của vi khuẩn trong một số trường hợp. Nếu trẻ không thường xuyên đánh răng súc miệng sau khi ăn thì các vi khuẩn tại amidan sẽ làm cho cơ quan này viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm amindan, trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.
- Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ.
Cách phòng ngừa cho trẻ.
- Đầu tiên phải cho trẻ giữ vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp trên
- Trong thời tiết chuyển mùa, giữ cho trẻ đủ ấm cũng quan trọng không kém, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân.
- Khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan. Vì thế, tốt nhất là hãy để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.
- Khi trẻ đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm amidam cần làm những việc sau:
- Khám họng cho trẻ xem có bị nổi mụt trắng không.
- Dùng tay sờ nhẹ vào hai bên cạnh hàm xem có nổi hạch hay không.
- Cho bé uống nhiều nước giúp cho cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.
- Không nên nài ép bé ăn trong lúc này, chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng dễ nuốt như sữa hoặc cháo.
- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.
Khám họng cho trẻ khi bị viêm amidan
Dinh dưỡng cho trẻ khi bị viem amidam.
Cho trẻ ăn và uống những thực phẩm có nhiều vitamin C như: cam, dưa hấu, đu đủ, dâu tây...giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Ăn nhiều rau xanh, ngủ cốc và các loại thịt giúp bổ sung kẽm nó kích thích sản xuất các tế bào máu trắng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin E như; cà chua, đào... giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại virut gây viêm họng.