Khản tiếng là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý về thanh quản như: viêm thanh quản, chấn thương hay polyp khối u,… Nếu không được điều trị kịp thời, khản tiếng có thể dẫn đến mất tiếng và rất hay tái phát. Để phòng ngừa cũng như đẩy lùi khản tiếng, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cũng như có sự điều chỉnh trong sinh hoạt hợp lý..
Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát âm. Bình thường, tiếng nói trong trẻo, âm sắc rõ ràng, nhưng sau cơn ho hoặc có những tổn thương thanh quản, tiếng nói trở nên mất âm sắc, người nghe thấy rè rè; nặng hơn là thều thào, yếu ớt, đứt quãng, hơi thở yếu không đủ rung dây thanh âm được gọi là mất tiếng. Bệnh thường xảy ra ở những người do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục làm kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến làm tổn thương dây thanh. Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến cho dây thanh bị viêm nhiễm.
Chị Nguyễn Trân Huyền (Ba Đình, Hà Nội) với đặc thù công việc thường xuyên phải tư vấn khách hàng qua điện thoại cho biết: “Nghề của tôi phải nói gần như suốt giờ hành chính để trả lời khách hàng. Có những hôm khách hàng gọi điện phàn nàn, tôi bị khản tiếng không thể trả lời rõ ràng được, khách hàng tưởng tôi coi thường nên họ càng bực tức. Tôi đi khám thì bác sĩ nói bị hạt xơ thanh quản. Sau khi mổ bóc tách, bệnh ổn định hơn, nhưng vẫn thường xuyên khản tiếng”.
Một số thuốc thường được dùng trong điều trị viêm thanh quản như thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm xuất tiết... nhưng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Để tránh viêm thanh quản tái phát, bệnh nhân cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ ngoài ra trong sinh hoạt và ăn uống bệnh nhân cần chú ý những điểm sau:
- Hạn chế nói nhiều để cho thanh quản của bạn được nghỉ ngơi và hồi phục, tránh nói quá to. Nếu yêu cầu công việc phải nói to, nói nhiều, bạn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ nói như micro, loa,…
- Điều trị sớm và triệt để các bệnh có nguy cơ gây viêm thanh quản (nếu có) như: viêm amiđan, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày- thực quản…
- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe. Giữ ấm cho cơ thể, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang tránh bụi và lạnh.
- Không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc, phòng ngủ.
- Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng.
- Súc miệng nhiều lần với nước muối ấm hoặc nước ấm pha mật ong, ngậm mật ong chanh.
- Cai thuốc lá.
- Bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp điều trị khản tiếng, mất tiếng hiệu quả như: củ gừng, nước luộc giá đỗ xanh, mật ong chanh,..
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt (xạ can) – vị thuốc điển hình trong điều trị các bệnh đường họng và thanh quản với tác dụng tán kết, tiêu đờm, kết hợp cùng nhiều loại thảo dược khác như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh,... tác dụng ức chế những chủng vi khuẩn cư trú trong họng gây viêm thanh quản (phế cầu, liên cầu,...) giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng, cải thiện các triệu chứng (khản tiếng, mất tiếng), hỗ trợ điều trị viêm thanh quản và phòng ngừa tái phát, rất thích hợp với người làm nghề hay phải sử dụng giọng nói...
Trường hợp của chị Huyền, sau khi dùng sản phẩm thảo dược được 3 tháng, chị đã hết khản tiếng, giọng nói trong trẻo trở lại. Chị cho biết: “Tôi sẽ dùng cho đủ 6 tháng để bệnh dứt điểm. Bây giờ tôi nói nhiều, tư vấn nhiều cũng không bị khản tiếng nữa”.