Theo tài liệu của Trường Đại học y dược TP Hồ Chí Minh

Toàn cây chứa 0,98% falvonoid toàn phần: lactopicrin, taraxacin, taraxacerin, taraxasterol, cosmossin, homotaraxasterol, luteolin- 7–glucosid, β-sitsterol, stigmasrerol.

Lá và hoa có: 88,8% nước, 0,6% protein, 0,44% sợi, 1,6% phần chiết xuất bằng ether, 2,3% tro, 3,7% cacbonhydrat, 59,1mg/100g photpho, 73 mg/100g vitamin C.
Rễ chứa taraxerol. Ψ-taraxasterol, amyrin, stigmasterol.

Ngoài ra còn chứa nhựa, cao su, glucid, các đường (glucose, fructose, cymarose), acid acetic, vitamin B2. Lá chứa luteolin, violaxanthin, plastoquinon. Hoa chứa arnidol, fla voxanthin, 5-α-stigmast-7-en 3-β-pl, vitamin C, D. Phấn hoa có β-sistosterol, acid folic, vitamin E. Cánh hoa có β-sitosterol, coumesterol, carotene và đa đường.

Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng trong 100 g lá tươi của cây Bồ công anh Trung Quốc như sau:

Năng lượng

188 kJ (45 kcal)

Carbohydrate

9.2 g

Đường

0.71 g

Chất xơ

3.5 g

Chất béo

0.7 g

saturate

0.17 g

protein

2.7 g

Nước

85.6 g

Vitamin A equiv.

508 μg (64%)

Beta caroten

5854 μg (54%)

Lutein và zeaxathine

13610 μg

Thiamine

0.19 mg (17%)

Riboflavin

0.26 mg (22%)

Niacin (Vit.B3)

0.806 mg (5%)

Pantothenic Acid (B5)

0.084 mg (2%)

Vitamin B6

0.251 mg (19%)

Folate (vit. B9)

27 μg (7%)

Choline

35.3 mg (7%)

Vitamin C

35.0 mg (42%)

Vitamin D

0.0 μg (0%)

Vitamin E

3.44 mg (23%)

Vitamin K

778.4 μg (741%)

Calcium

187 mg (19%)

Iron

3.1 mg (24%)

Magnesium

36 mg (10%)

Maganenes

0.342 mg (16%)

Phosphorun

66 mg (9%)

Potassium

397 mg (8%)

Sodium

76 mg (5%)

Zin C

0.41 mg (4%)

Ghi chú (%) theo nhu cầu hàng ngày của người lớn

Công dụng của cây Bồ công anh Trung Quốc

a-Lá cây Bồ công anh Trung Quốc dùng làm rau

Đối với rau bồ công anh Trung Quốc có thể làm rau ăn rất tốt (ăn sống hoặc nấu canh- vì bồ công anh Việt Nam có gai, khó ăn). Đây là loại rau được một số nước như Trung Quốc, Pháp, Mỹ rất ưa chuộng vì kích thích sự thèm ăn, có tác dụng lọc máu, lợi mật (như actisô); phòng một số bệnh về gan, mật.

-Ở Việt Nam lá Bồ công anh  mọc hoang ở Tây nguyên và Sapa được người dân tộc thiểu số dùng như một loại rau rừng để ăn sống và xào nấu.

-Ở Mỹ người bản địa dùng lá cây Bồ công anh làm rau và làm thuốc, trong khi người da trắng xem là loài thực vật xâm lấn khủng khiếp gây hại trên các sân cỏ thể thao của họ và phải tốn nhiều chi phí để hủy diệt.

-Ở Trung Quốc và nhiều nước Châu Á đều dùng lá Bồ công anh  như một loại rau sạch bổ dưỡng và nên thuốc.

b-Thân, lá và rể cây Bồ công anh được phơi, sấy khô dùng thay trà, cà phê

Ở nhiều nước Nam Mỹ dùng những bông hoa Bồ công anh để chế thành rượu vang, lá, thân và rể được phơi sấy khô đun nước uống thay trà hoặc xay nát thành bột để pha chung với cà phê.