Tôi có con 6 tuổi. Sau khi thức dậy buổi sáng, con thường bị ho nhẹ, đến trưa và chiều lại hết, lặp đi lặp lại đã 2 tuần nay. Không biết trẻ bị ho khi thức dậy do đâu và xử lý thế nào ạ? (Khánh Huyền)
Trả lời:

Chào bạn. Ho vào buổi sáng là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị ho khi thức dậy là tạm thời, nhưng nó cũng là dấu hiệu của một vấn đề hô hấp nghiêm trọng, chẳng hạn như hen suyễn. Việc xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ bị ho sẽ giúp cha mẹ kiểm soát và xử lý đúng khi con gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khi thức dậy

Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ bị ho khi thức dậy, từ thông thường đến phức tạp, bao gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Các bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm hay viêm thanh quản là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị ho khi thức dây. Ho thường xuất hiện vào thời điểm này là do đờm và các chất kích thích khác tích tụ trong phổi, cổ họng quá nhiều vào ban đêm. Vào buổi sáng, đờm sẽ bắt đầu vỡ ra khi trẻ hoạt động dẫn tới ho. Ngoài ho, trẻ còn có các triệu chứng khác như viêm họng, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi…

Tre-bi-ho-khi-thuc-day-co-the-la-dau-hieu-cua-nhiem-trung-ho-hap

Trẻ bị ho khi thức dậy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hô hấp

Dị ứng

Trẻ em bị dị ứng với mạt bụi thường có các triệu chứng dị ứng vào buổi sáng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè… Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do các chất gây dị ứng lấp đầy đường thở, kích hoạt chất trung gian hóa học histamin làm tăng sản xuất chất nhầy. Nếu trẻ bị dị ứng phấn hoa, cơn ho cũng trở nên tồi tệ hơn khi thức dậy.

Hít phải các chất kích thích

Các chất trong môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc… có thể gây kích thích đường thở và viêm nhiễm, dẫn đến ho khan.

Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sau là hiện tượng cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhầy tích tụ ở mũi và chảy xuống cổ họng. Đây thường là một triệu chứng của cảm lạnh, dị ứng hoặc ăn đồ cay nóng.

Các triệu chứng ở trẻ khi mắc phải tình trạng này là: Ho khan vào ban đêm hoặc buổi sáng, buồn nôn, đau và ngứa cổ họng, hơi thở có mùi hơi, đằng hắng giọng liên tục…

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống phế quản trong phổi, có thể do cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Đặc điểm ho của bệnh viêm phế quản là kèm theo đờm, đi liền với cảm giác khó chịu ở ngực, sốt nhẹ và ớn lạnh. Đặc biệt, cơn ho thường nặng hơn vào buổi sáng do đờm bị đọng lại qua đêm.

Viem-phe-quan-co-the-gay-ho-o-tre-vao-buoi-sang

Viêm phế quản có thể gây ho ở trẻ vào buổi sáng

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng mạn tính khiến đường dẫn khí đến phổi bị sưng lên, gây ra khó thở. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn bao gồm: Ho khan hoặc ho có đờm, thở khò khè, khó thở, tức ngực, mệt mỏi…

Cách đối phó với cơn ho khi ngủ dậy ở trẻ

Ho vào ban đêm hoặc sáng sớm có thể gây khó chịu cho trẻ và khiến cha mẹ lo lắng. Thực tế, nếu cơn ho xuất hiện bất chợt thì không có gì đáng ngại bởi nó sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, có một số biện pháp sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn mà bạn nên áp dụng. Cụ thể:

Kê cao gối của trẻ

Việc trẻ bị ho khi ngủ dậy đôi khi chỉ là do gối ngủ quá thấp khiến dịch mũi chảy xuống cổ họng làm tổn thương niêm mạc và gây ho. Vì vậy, mẹ hãy kiểm tra và điều chỉnh độ cao gối của con phù hợp. Điều này giúp mở đường thở, tạo điều kiện cho chất nhầy dễ dàng thoát ra ngoài

Cho trẻ uống nước ấm

Nước giúp làm loãng đờm và dịu niêm mạc họng, chống lại sự xuất hiện của cơn ho. Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất tự nhiên cho cơ thể.

Uong-nuoc-giup-lam-loang-dom-va-giam-ho-cho-tre

Uống nước giúp làm loãng đờm và giảm ho cho trẻ

Loại bỏ đờm nhầy cho trẻ

Đờm nhầy dính đặc ở cổ họng là tác nhân gây khó thở và kích hoạt cơn ho ở trẻ. Để giải quyết đờm, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc dụng cụ hút mũi cho trẻ. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm không khí cũng hữu ích trong việc duy trì lượng ẩm phù hợp khi trẻ ngủ, góp phần làm giảm cơn ho.

Uống nước mật ong

Mật ong chứa các vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Bạn pha vài thìa mật ong với nước ấm rồi cho trẻ uống vào buổi sáng hàng ngày vừa giúp tăng cường miễn dịch, vừa giảm ho tự nhiên. Lưu ý, không dùng mật ong nếu trẻ dưới 1 tuổi.

Dùng cốm thảo dược chứa rẻ quạt

Rẻ quạt từ xưa đã được dùng làm thuốc chuyên trị các bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản… Ngày nay, người ta đã phát hiện ra trong thân rễ rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm tự nhiên. Vì thế, thảo dược này được coi là khắc tinh của không ít loại vi khuẩn. Ứng dụng điều này, rẻ quạt đã được kết hợp với một số thảo dược khác như bán biên liên, sói rừng, kinh giới… để tạo ra một sản phẩm hỗ trợ giảm ho cho trẻ vừa hiệu quả và an toàn.

Mot-so-thao-duoc-giup-giam-ho-o-tre-tu-nhien-va-an-toan

Một số thảo dược giúp giảm ho ở trẻ tự nhiên và an toàn

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Ho là một cách để cơ thể loại bỏ các chất kích thích ra khỏi hệ hô hấp. Tuy nhiên, khi cơn ho ở trẻ tái diễn liên tục và có xu hướng kéo dài trong nhiều ngày, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, nếu trẻ bị ho kèm theo các triệu chứng sau, bạn cũng cần đặc biệt chú ý:

  • Đờm nhầy có màu vàng, xanh bất thường.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Hụt hơi.
  • Sốt cao.
  • Chảy nước dãi và khó nuốt.

Trẻ bị ho khi thức dậy là hiện tượng thường gặp và đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn xử lý cơn ho càng sớm, trẻ sẽ ngủ ngon hơn, thoải mái và tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Mọi thắc mắc về tình trạng ho ở trẻ, bạn hãy để lại bình luận ở bên dưới.

Nguồn

https://www.medicalnewstoday.com/articles/coughing-at-night-toddler#cough-with-fever

https://www.healthline.com/health/morning-cough#seeking-medical-help

https://www.medicalnewstoday.com/articles/dry-cough-in-kids#speaking-with-a-doctor