Chào chuyên gia! Xin hỏi chuyên gia rằng, viêm amidan có lây không ạ? Và nên làm gì để phòng ngừa bệnh? Bởi nhà tôi có hai cháu. Mấy hôm nay, bé lớn bị sốt, ho, đau rát họng do viêm amidan. Tôi lo lắm, sợ cậu em nhỏ 2 tuổi có thể bị lây. Mong sớm nhận được câu trả lời từ chuyên gia. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Thanh Thảo, Bình Dương)
Trả lời:

Chào bạn, rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Amidan vốn là một bộ phận nằm ở cửa ngõ của đường thở. Với chức năng chính là bảo vệ hệ hô hấp trước sức tấn công của các mầm bệnh. Cụ thể, amidan sẽ tiết ra các kháng thể nhằm tiêu diệt vi khuẩn và virus xâm nhập qua đường hô hấp. Theo một cách nói khác, amidan chính là “hàng rào bảo vệ” đầu tiên của cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào amidan cũng hoạt động tốt. Trong nhiều thời điểm, hoặc do một số yếu tố khách quan, amidan có thể bị viêm. Tức là trước sự tấn công của vi khuẩn, virus, amidan không đủ sức kháng cự. Khi đó, nó sẽ bị tấn công lại và dẫn đến tổn thương. Lúc này, amidan sưng tấy, gây ra các triệu chứng đau rát họng, nuốt khó, sốt cao, mệt mỏi và chán ăn,... tương tự như con bạn đang gặp phải.

Mặc dù viêm amidan là một bệnh lý về đường hô hấp, với nguyên nhân chủ yếu là do virus, hoặc vi khuẩn, tuy nhiên, qua các nghiên cứu khoa học, chuyên gia xin được khẳng định rằng, viêm amidan không hề lây như nhiều người vẫn lầm tưởng. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng, cũng như hoàn toàn có thể cho hai bé tiếp xúc, vui chơi với nhau bình thường. Về vấn đề này, mời bạn theo dõi thêm chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn trong video dưới đây:

Nhưng cần lưu ý rằng, đây là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em có sức đề kháng suy yếu và dễ tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như: Áp-xe amidan, viêm amidan quá phát, viêm thận, viêm khớp, nhiễm trùng huyết,... Chính vì vậy, để phòng ngừa viêm amidan hiệu quả, bạn nên áp dụng ngay những biện pháp cần thiết như sau:

- Tạo cho hai bé thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn, giúp tránh được tình trạng thức ăn ứ đọng, lên men trong miệng. Bởi điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, tấn công amidan gây viêm nhiễm.

- Khuyến khích bé súc miệng bằng nước muối loãng giúp làm sạch khoang miệng và tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

- Chú ý mặc ấm, đặc biệt là vùng cổ của trẻ trong những ngày lạnh.

- Nếu không may trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thì cần điều trị dứt điểm, tránh kéo dài dẫn đến viêm amidan.

- Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ khoa học, hợp lý; Kết hợp với tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe toàn trạng, tăng cường đề kháng, phòng tránh viêm amidan.

Chúc bạn sức khỏe!