Hỏi: Chào chuyên gia, tôi bị trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, ho khan, cảm giác có thứ gì đó vướng víu ở cổ họng. Tình trạng này khiến tôi luôn muốn đằng hắng giọng, khạc đờm, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Xin hỏi làm thế nào để cải thiện khàn giọng do trào ngược dạ dày? Cảm ơn chuyên gia! (Mai Lan - Hà Nội)
Trả lời:

Chào bạn. Trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, đau họng là một chứng rối loạn giọng nói thường gặp do axit trong dạ dày gây ra. Dịch dạ dày chứa axit và enzym giúp tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, nhưng lại gây ra các vấn đề ở những nơi khác trên đường ống thức ăn (thực quản, cổ họng và thanh quản).

Tại sao trào ngược dạ dày gây khàn tiếng?

Trào ngược dạ dày gây khàn tiếng là hiện tượng axit trong dạ dày trào lên thực quản và kích thích thanh quản. Điều này có thể làm các nếp gấp thanh quản bị kích thích và sưng, gây ra viêm thanh quản. Dây thanh quản bị tổn thương làm thay đổi cách mà không khí đi qua dẫn đến khàn giọng, khó nói.

Có 2 loại trào ngược axit dạ dày. Theo đó, khi axit từ dạ dày bị đẩy lên đi vào lòng ống thực quản sẽ gây viêm dẫn tới kích thích, nóng rát ở ngực thì được gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nhưng đôi khi, axit trào qua thực quản vào hầu họng hoặc thanh quản sẽ làm viêm các mô tại đó. Đây chính là nguyên nhân làm thanh quản và hộp thanh quản bị tổn thương nên được xếp vào loại trào ngược thanh quản (LPR). Trào ngược thanh quản khác với trào ngược dạ dày thực quản ở chỗ nó thường liên quan đến chứng ợ nóng và nôn trớ.

Axit-tu-da-day-tran-vao-co-hong-va-thanh-quan-lam-day-thanh-bi-ton-thuong-gay-ra-khan-tieng

Axit từ dạ dày tràn vào cổ họng và thanh quản làm dây thanh bị tổn thương, gây ra khàn tiếng

Khàn tiếng do trào ngược dạ dày có điểm gì đặc biệt?

Thực tế, rất khó để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày gây khàn tiếng ở thanh quản bởi bởi hầu hết người mắc không bị ợ chua, khó tiêu hay nóng rát. Vì thế, bệnh còn được gọi là trào ngược thầm lặng do axit trong dạ dày không ở trong thực quản quá lâu để gây tổn thương cho thực quản.

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày gây khàn tiếng ở thanh quản thường nặng hơn vào buổi sáng và sau khi ăn no (đặc biệt là thức ăn cay). Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như:

  • Ngứa rát họng, vướng họng: Acid liên tục tác động vào cổ họng và thanh quản gây viêm khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng víu như có khối u ở cổ họng. Tình trạng này sẽ tăng lên khi nuốt nước bọt kèm theo đờm đặc.
  • Đằng hắng giọng: Khó chịu ở cổ họng nên người bệnh luôn muốn đằng hắng để tống dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, hành động này có thể làm dây thanh âm bị tổn thương và khàn giọng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Ho khan: Kéo dài trong vài tuần mà không rõ nguyên nhân, thậm chí lâu hơn nên gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp.
  • Khó thở, khó nuốt và nhiễm trùng xoang.
  • Chảy nước mũi.

Cách điều trị khàn tiếng do trào ngược dạ dày

Có nhiều cách trị khàn tiếng do trào ngược dạ dày khác nhau, tùy vào mức độ bệnh ở mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là kiểm soát hiện tượng trào ngược - thủ phạm khiến giọng nói bị biến đổi.

Mẹo dân gian giúp giảm trào ngược dạ dày và khàn tiếng

Nếu trào ngược dạ dày gây khàn tiếng không quá nặng, bạn có thể thử một số biện pháp dân gian để cải thiện. Dưới đây là những gợi ý cho bạn:

  • Uống nước chanh và mật ong: Bạn lấy 1 quả chanh tươi cắt thành từng lát mỏng đem ngâm với 2 thìa mật ong trong vài giờ cho ngấm. Sau đó, bạn ngậm trực tiếp miếng chanh đã ngâm mật ong, nên uống thêm nước cốt để có hiệu quả tốt hơn. Cả chanh và mật ong đều có tính kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm kích ứng thanh quản, đẩy lùi khàn tiếng hiệu quả.
  • Dùng tỏi: Allicin có trong tỏi là một chất có tác dụng tương đương như kháng sinh nên giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Khi bị trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, bạn chỉ cần giã nát vài tép tỏi tươi đem giã nát rồi cho vào ly sữa nóng và uống lúc còn ấm là giọng nói sẽ được phục hồi.
  • Súc miệng với nước muối: Muối không chỉ giúp giảm sưng viêm mà còn hạn chế tổn thương tại thanh quản và cổ họng, góp phần cải thiện khàn tiếng. Súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày, bạn sẽ dần lấy lại được giọng nói.

Suc-mieng-voi-nuoc-muoi-giup-giam-kich-ung-thanh-quan-va-dau-rat-hong

Súc miệng với nước muối giúp giảm kích ứng thanh quản và đau rát họng

Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt cải thiện trào ngược

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng, sử dụng chất kích thích đều có thể ảnh hưởng đến việc trào ngược dạ dày gây khàn tiếng. Hãy điều chỉnh một số thói quen trong ăn uống và sinh hoạt của bạn để bảo vệ thanh quản cũng như giúp giọng nói hồi phục nhanh hơn bằng cách:

  • Uống nhiều nước giúp làm dịu thanh quản, giảm kích ứng cổ họng.
  • Tránh ăn quá khuya hoặc ăn tối vào sát thời điểm đi ngủ.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam quýt, cà chua, dưa chua…
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực cho dạ dày, thay vì ăn quá no trong cùng 1 lúc.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ chất xơ cho đến protein.
  • Không sử dụng đồ uống chứa caffeine và cồn. Những chất này có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản, tạo điều kiện để axit trong dạ dày trào ngược lên.
  • Khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, bạn hãy uống nước ấm một cách chậm rãi để đẩy bớt dịch vị vừa trào lên trở lại vị trí ban đầu, hạn chế chúng tràn vào thanh quản.
  • Kê cao gối khi ngủ, sao cho đầu cao hơn khoảng 15cm so với chân để hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Trong thời gian bị khàn tiếng, không nên nói quá to, hét lớn để dây thanh âm được nghỉ ngơi.
  • Không mặc quần áo quá chật có thể cản trở quá trình co bóp của dạ dày.

Dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Trong trường hợp trào ngược dạ dày gây khàn tiếng quá nặng kèm theo nhiều triệu chứng khác, bạn có thể phải dùng thuốc để điều trị. Hiện nay, có một số loại thuốc giúp kiểm soát tốt tình trạng trào ngược dạ dày, bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc có tác dụng ngưng sản xuất axit trong dạ dày với các chế phẩm phổ biến như prilosec, nexium và prevacid.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit không kê đơn giúp trung hòa axit trong dạ dày, ví dụ: Tums, rolaids, gaviscon, mylanta...
  • Thuốc chẹn H2: Thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, còn được gọi là thuốc chẹn H2, làm giảm lượng axit được tạo ra trong dạ dày. Thuốc chẹn H2 thường dùng là pepcid AC và zantac.

Mai Lan thân mến! Cùng với việc chú ý trong ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày, bạn có thể kết hợp thêm với các thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng để cải thiện giọng nói, giảm dần khàn tiếng. Đây đều là những dược liệu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ nên giúp tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện triệu chứng khản tiếng, đau rát họng, ho nhanh chóng. Bên cạnh đó, các thảo dược này còn chứa những hoạt chất chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, giúp tăng cường sức đề kháng cho tế bào dây thanh âm suy yếu, phục hồi và bảo vệ niêm mạc thanh quản trước sự tác động của axit trong dạ dày.

Mot-so-thao-duoc-giup-giam-khan-tieng-hieu-qua-nho-co-tac-dung-khang-khuan-chong-viem-manh

Một số thảo dược giúp giảm khàn tiếng hiệu quả nhờ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, đau rát họng khiến không ít người mệt mỏi, khó chịu vì những rắc rối mà nó đem lại trong cuộc sống. May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này thông qua việc xây dựng một lối sống khoa học để giọng nói của mình luôn to khỏe, trong sáng!

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

Chúc bạn sức khỏe!