Chào bạn!
Khản tiếng là hiện tượng giọng nói của bạn bị biến đổi âm sắc làm thay đổi giọng nói với các biểu hiện như giọng khàn khàn, ồm ồm,… thậm chí mất tiếng. Tình trạng này không chỉ làm cho bạn cảm thấy khó chịu mà còn làm bạn mất tự tin trong giao tiếp gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của mình.
Bạn có nói là đã đi khám, uống thuốc theo đơn, tình trạng khản tiếng vẫn chưa thuyên giảm, nhưng bạn chưa nói cụ thể là bạn đã uống thuốc gì và bao nhiêu ngày rồi?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng như do virus, vi khuẩn, dây thanh bị kích ứng hoặc do trào ngược dạ dày thực quản,… gây viêm, phù nề thanh quản dẫn tới hiện tượng khản tiếng. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị cụ thể và hiệu quả. Trường hợp của bạn, bạn không đau họng, không sốt, không ho có thể là bạn mắc viêm thanh quản do virus hoặc do tác nhân nào đó gây kích ứng dây thanh, sử dụng giọng nói nhiều gây kích ứng, trào ngược dạ dày thực quản. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sau khi điều trị hết lộ trình điều trị của bác sĩ, bạn cần đến khám để xác định lại tình trạng bệnh từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị tiếp theo nếu cần. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ, bạn cần song song áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng khản tiếng nhanh hơn, ngăn ngừa sự tái phát chứng khản tiếng lâu dài và hiệu quả:
- Hạn chế nói trong thời gian điều trị, hãy để cho dây thanh của bạn được nghỉ ngơi, làm giảm sự căng thẳng hay các tác động mạnh lên dây thanh để có thời gian hồi phục. Việc sử dụng giọng nói của bạn một cách vừa phải sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của dây thanh, cải thiện tình trạng khản tiếng nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để khuếch đại âm thanh nếu công việc của bạn cần phải nói to, nói nhiều. Tuyệt đối đừng hắng giọng hay nói thầm việc này sẽ tác động xấu lên thanh quản của bạn và làm trầm trọng hơn các vấn đề ở dây thanh, kéo dài triệu chứng khản tiếng, mất tiếng.
- Tập thói quen uống đủ nước mỗi ngày ít nhất 6 – 8 ly nước (tương ứng với 1.5 – 2 lít), cứ vài phút lại bổ sung một ngụm nước sẽ làm tăng sản xuất chất nhầy giúp cổ họng, dây thanh của bạn luôn ẩm, trơn cử động của dây thanh dễ dàng hơn, tránh được các tổn thương cho dây thanh. Nên tránh rượu và các đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, soda vì sẽ làm cổ họng của bạn bị mất nước gây khô họng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Dừng ngay việc hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá hay các hơi khí kích thích làm niêm mạc thanh quản bị kích ứng lâu ngày gây viêm, phù nề dây thanh dẫn tới khản tiếng, mất tiếng.
- Thảo dược giúp hỗ trợ điều trị khản tiếng hiệu quả