Chào bạn Thành! Rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Trước tiên, xin được thông tin thêm cho bạn rằng, viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng, viêm tấy do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus,... Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Yếu tố chính gây viêm amidan là do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây cũng có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
- Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp trên, trong đó có amidan, dẫn đến tổn thương sưng, viêm.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách và khoa học cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan.
- Do mắc các bệnh nhiễm trùng như: Cúm, cảm lạnh, sởi… cũng có thể dẫn đến biến chứng viêm amidan.
- Thời tiết thay đổi thất thường, trời trở lạnh cũng là lúc mà virus, vi khuẩn hoạt động mạnh trong vùng họng; Trong khi đó, hệ miễn dịch của con người thường có xu hướng suy giảm vào thời điểm này nên dễ bị tấn công, dẫn đến viêm amidan.
Nhưng nguyên nhân sâu xa gây viêm amidan là do sức đề kháng amidan suy giảm nên dễ bị các yếu tố bất lợi kể trên tác động, dẫn đến viêm nhiễm.
Đúng như bạn đã tìm hiểu, việc có chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với một người đang mắc phải bệnh viêm amidan. Bởi vậy, trên thực tế, kinh nghiệm khi bị ho, đau rát họng do viêm amidan nói riêng và những bệnh lý viêm đường hô hấp trên nói chung thì vấn đề ăn uống sao cho hợp lý được rất nhiều người truyền tai nhau như một bài học được ông cha ta đúc kết lâu đời. Do đó, câu hỏi: “Viêm amidan không nên ăn gì?” là thắc mắc không chỉ của riêng bạn mà rất nhiều người khác.
Theo đó, bạn tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm cay nóng, đồ ăn đông lạnh, thức uống có đá lạnh, thức ăn được chế biến bằng cách rang, xào, nướng, chiên, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng,… Vì hầu hết những loại thực phẩm này đều có khả năng làm tăng sự tổn thương và cơn đau rát tại vùng cổ họng, khiến bệnh nặng thêm. Cụ thể, một số thực phẩm bạn nên tránh ăn trong giai đoạn này bao gồm:
Thực phẩm khô cứng
Viêm amidan có thể gây đau họng kéo dài trong vài tuần. Do đó, để tránh tình trạng đau nhức khi ăn, bạn nên hạn chế những thực phẩm khô cứng như: Lạc, trái cây sấy khô, thịt bò khô, hạt điều, hạt dưa,… Bởi bề mặt chúng thường khô, cứng, khi ăn có thể gây ma sát với vòm họng, khiến bệnh thêm trầm trọng.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Tránh xa thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như: Gà rán, khoai tây chiên,... là cách tốt nhất giúp bạn cải thiện nhanh viêm amidan. Bởi chúng chứa nhiều arginine không tốt cho sức khỏe cơ thể. Bên cạnh đó, acid béo no thường rất dễ gây kích ứng, đồng thời thúc đẩy vi khuẩn, virus phát triển khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Thức ăn sống
Có thể bạn là “fan ruột” của các món ăn như: Gỏi sống, nộm hay tái. Tuy nhiên, nếu đang bị viêm amidan, bạn nên tránh xa những món ăn này bởi chúng thường tiềm ẩn lượng lớn vi khuẩn, có thể xâm nhập và gây tổn thương amidan, khiến tình trạng viêm càng nặng thêm.
Thực phẩm cay, nóng
Cảm giác khó chịu, đau rát do viêm amidan sẽ càng tăng lên khi ăn các loại đồ ăn có tính cay, nóng. Vì vậy, bạn cần tránh ăn các thực phẩm như: Tiêu, ớt, kim chi,...
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bạn cũng cần hạn chế sử dụng đồ uống hoặc thực phẩm chứa chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,... để tránh làm các triệu chứng bệnh thêm nặng nề. Đồng thời, nên bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
Bạn Thành thân mến, một lần nữa xin nhắc lại, trong giai đoạn này, bạn nên tránh xa những thực phẩm khô cứng, chiên rán, cay, nóng,... Bên cạnh những lưu ý về chế độ ăn uống, việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn chắc hẳn cũng là băn khoăn của bạn cũng như nhiều người khác.
Thế nhưng hiện nay, phương pháp điều trị theo tây y như dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề hoặc phẫu thuật cắt amidan vẫn chỉ dừng lại ở việc làm giảm triệu chứng, chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, ngăn ngừa bệnh tái phát. Hơn thế, chúng còn tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ như:
- Kháng thuốc: Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, gây đột biến các loại vi khuẩn, virus, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể là gây sốt, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn,…
- Rối loạn tiêu hóa: Việc sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào cũng gây ra sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và vi sinh vật có hại. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thậm chí là đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm kết tràng,…
Chúc bạn sức khỏe!