Trẻ bị ho khàn tiếng và sốt là những biểu hiện điển hình khi mắc viêm họng cấp. Vậy trẻ bị ho khàn tiếng điều trị bằng thuốc tây cần lưu ý điều gì?

Trẻ bị ho khàn tiếng và sốt là triệu chứng điển hình của viêm họng cấp

Viêm họng cấp là một bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến ở trẻ em. Viêm họng cấp xảy ra khi các mô, cấu trúc trong vòm họng của trẻ bị viêm. Khi mắc viêm họng, trẻ thường có các triệu chứng điển hình như: Sốt, có thể sốt cao tới 39 - 40 độ C; Đau họng, ngứa rát cổ họng; Ho khan hoặc có đờm đặc; Khàn tiếng,... Bên cạnh đó, trẻ thường chán ăn, mệt mỏi, dễ nôn trớ,...

Theo thống kê, 80% trẻ bị viêm họng là do virus, vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, các tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến trẻ bị viêm họng cấp. Chẳng hạn như:

- Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc lạnh khiến virus, vi khuẩn có cơ hội phát triển, sức đề kháng suy yếu là điều kiện lý tưởng để chúng xâm nhập và tấn công niêm mạc đường hô hấp trên, gây viêm họng.

- Môi trường sống ô nhiễm: Viêm họng cấp có thể hình thành do khói bụi, khói thuốc lá, khói xăng xe,… Tất cả những yếu tố này đều  ẩn chứa hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập qua đường thở.

- Ngoài ra, viêm họng cấp cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý mang tính viêm nhiễm lân cận, liên quan đến đường hô hấp hoặc tiêu hóa như: Viêm amidan, viêm thanh quản, trào ngược axit dạ dày - thực quản,...

Điều trị viêm họng cấp cho trẻ bằng thuốc tây có nhược điểm gì?

Có thể thấy rằng, viêm họng cấp ở trẻ là tình trạng không thể chủ quan, nhất là khi các triệu chứng như: Sốt cao liên tục hoặc ho, khàn tiếng kéo dài dai dẳng thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của bé. Do đó, các bậc phụ huynh luôn mong muốn tìm ra phương pháp đối phó kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng, hiện nay, điều trị theo tây y chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó đáp ứng mục tiêu trước mắt là làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, với thể trạng non nớt, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Tức là, nếu chẳng may trẻ mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó, việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém vì buộc phải dùng tới kháng sinh liều cao hoặc kết hợp nhiều loại cùng lúc mới có tác dụng, thậm chí không còn kháng sinh nào đáp ứng được nữa. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt cả những lợi khuẩn trong hệ tiêu hoá, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, chậm lớn, khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm. Từ đó, viêm họng cấp càng có điều kiện thuận lợi để tái phát nhiều lần, gây ra những hệ lụy không nhỏ tới sức khoẻ của trẻ.

Ngoài ra, việc dùng thuốc chống viêm kéo dài cũng thường dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng,...